Tìm kiếm: nhiều-hộ-dân
Từ một địa phương nghèo, nhờ thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển sang canh tác các vườn cây ăn quả có múi, xã Đồng Thanh (Hưng Yên) trở thành đất tỷ phú.
'Hơn 10 năm trước, tôi về vùng sâu hẻo lánh này hầu như không có mấy hộ gia đình khai hoang lập nghiệp. Cả sinh hoạt và sản xuất đều rất gian nan vì cơ sở hạ tầng hầu như là con số 0, thiếu điện, thiếu đường...', ông Lại Hồng Chí - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp cây ăn trái Đồi Sabi (xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) nhớ lại.
Từ 1 cặp rắn ri tượng bắt ngoài tự nhiên, giờ đây ông Dư Văn Út, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã nhân được đàn rắn bố mẹ 30 con sinh sản. Điều thú vị, ông Út không nuôi rắn trong vèo mà xây bể xi măng nuôi như nuôi cá kiểng.
Ông Út Lẫy (54 tuổi), xã Hòa Lạc (Phú Tân, An Giang) nuôi 300 con cá hô quý hiếm-loài cá 'quốc cấm' trong ao trứng nước. Sau hơn 1 năm ông gạn ao bắt cá bán, mỗi con nặng 4-6kg, giá bán 65-70.000 đồng/kg, tính ra mỗi con cá hô lời tới 200.000 đồng.
Thời điểm này, các hộ trồng cà gai leo ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang phấn khởi vì được mùa, được giá; bình quân 1 sào cà gai leo sau thu hoạch cho nông dân thu lãi 20 triệu đồng.
Nếu gặp đúng ruộng nhiều ốc, mỗi gia đình có thể thu về 600.000 – 700.000 đồng/ngày từ việc bán ốc bươu vàng cho thương lái.
Thuần hóa và nuôi dúi rừng đang là nghề mang lại thu nhập cao cho không ít hộ dân ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Dúi rừng sau khi thuần nuôi không tốn tiền chi phí thức ăn bởi người nuôi chỉ việc chặt tre về cưa thành khúc nhỏ cho chúng ăn, ngoài ra còn cho dúi rừng ăn thêm ngô, thóc.
Vừa qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn tổ chức triển khai mô hình nuôi tôm tít trong ao đất, bước đầu khắc phục được những hạn chế của mô hình nuôi tôm tít lồng.
Từ một nông dân nghèo khó, nhưng với mong muốn vươn lên thoát nghèo, anh Lê Hoàng Vũ, ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), đã thành công từ mô hình nuôi lươn đồng, nhân giống lươn đồng, với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Nhiều năm trở lại đây, người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang nuôi mộng làm giàu với cây sachi. Ban đầu, giá cây sachi từ 200.000-300.000 đồng/kg, sau một thời gian ngắn rớt mạnh chỉ còn 15.000-20.000 đồng/kg. 'Vỡ mộng vàng' từ cây sachi, nhiều nhà vườn đã bỏ hoang, sản phẩm bán không ai mua…dân rơi vào thảm cảnh, 'dỡ khóc, dỡ cười'.
Anh Bùi Văn Chung ở xóm 2 xã Hải Quang, huyện Hải Hậu (Nam Định) trồng 12.000 gốc đinh lăng, thu 200 tấn sản phẩm đinh lăng các loại, lãi ròng từ 200-300 triệu đồng mỗi năm.
Trong giai đoạn cây cảnh mất giá, vùng cây cảnh có tiếng của Nam Định đã phá vườn trồng đinh lăng. Với họ, đây không chỉ là giải pháp thoát nghèo mà còn có thể làm giàu.
Biết cách làm ăn, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, trở thành triệu phú làm thay đổi hẳn diện mạo của vùng đất xưa gian khó.
Đằng sau thành công của HTX Mường Kim là hành trình gần 10 năm trăn trở và khởi nghiệp thành công với việc phát triển sản phẩm tinh dầu dược liệu của anh Vàng Văn Sưởng - Giám đốc HTX Mường Kim (thôn Cửa Cải, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).
Với đặc trưng huyện thuần nông, được quy hoạch là vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của tỉnh, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) luôn xác định và từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo