Tìm kiếm: quản-lý-cạnh-tranh

Giá trần cho sữa từng là giấc mơ của các nhà quản lý hồi năm 2009, nhưng rồi, giấc mơ này tan biến khi chính cơ quan quản lý cho rằng thật khó áp đặt đầu ra và lợi nhuận cho một thị trường đang cạnh tranh khốc liệt, có hàng trăm dòng sản phẩm. Vậy, lần này tuyên bố có thể áp trần giá sữa lại được nêu lên để làm gì?
Thứ trưởng Bộ Công thương – ông Đỗ Thắng Hải cho biết, dư luận đang rất quan tâm về vấn đề giá sữa. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính làm đầu mối về vấn đề này. Bộ Tài chính sẽ có sự kết hợp với các cơ quan có liên quan trong đó có Bộ Công thương. Sáng 4/3, hai Bộ Tài chính, Công thương và một số bộ ngành khác sẽ bàn riêng về vấn đề này.
Doanh nghiệp VN chưa thể cạnh tranh được với đối thủ nước ngoài. Nếu không “lột xác”, thay đổi tư duy và hành động, sẽ không thể bơi ra biển lớn, đặc biệt khi một loạt hiệp định về thương mại, kinh tế sẽ được ký kết trong thời gian tới.
“Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua điện của thủy điện nhỏ trong nước giá bèo và không công bằng có nghe phản ánh. Tôi cho rằng vấn đề này cơ quan quản lý cạnh tranh nên làm rõ. Còn nếu không thì EVN sẽ có 1.000 lý do để biện bạch, ví dụ trên mạn này không có đường dây, công suất kém, không đảm bảo… Khi đó sẽ rất phức tạp mà không có trọng tài thì sẽ là ông nói gà bà nói vịt”.
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã chính thức công bố kết quả xác minh các dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh của 3 doanh nghiệp viễn thông trong đợt điều chỉnh cước dịch vụ dữ liệu 3G từ ngày 16/10/2013. Cục kết luận: Chưa phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường của sự câu kết, bắt tay hay thỏa thuận giữa 3 doanh nghiệp Viettel, MobiFone và Vinaphone.
Liên quan đến việc các doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá cước dịch vụ 3G, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giám sát, bảo đảm việc điều chỉnh giá cước viễn thông tuân thủ đúng quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về giá.

End of content

Không có tin nào tiếp theo