Tìm kiếm: quản-lý-nợ

Những đánh giá bổ sung sát với thực tế, việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2012 và thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2013 cùng với những biện pháp tích cực tập trung tháo gỡ khó khăn về kinh tế - xã hội hiện nay, đã được các đại biểu Quốc hội cùng cử tri cả nước tập trung theo dõi.
Tính đến 31-3-2013, nợ thuế chuyên thu quá hạn của ngành Hải quan là khoảng 6.003 tỷ đồng, so với thời điểm 31-12-2012 tăng khoảng 221 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thu hồi nợ thuế mà Hải quan thu được của các tờ khai phát sinh trước năm 2013 và của các tờ khai phát sinh năm 2013 là khoảng 562 tỷ đồng... điều này cho thấy, ngành Hải quan đã nỗ lực trong công tác thu hồi nợ đọng.
Một trong những đột phá trong quản lý nợ thuế mà Tổng cục Thuế đặt ra trong năm 2013 là thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ năm 2013 cho cục Thuế các địa phương, phấn đấu tỷ lệ tổng nợ đến 31-12-2013 so với số thực hiện thu không quá 5%, trừ các khoản nợ không còn đối tượng để thu, nợ điều chỉnh. Để đạt được chỉ tiêu này quả là không hề đơn giản, bởi tính đến hết năm 2012, tổng số nợ thuế trong toàn Ngành đạt tới con số 45.000 tỷ đồng.
“Việt Nam là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc giảm nghèo trong hai thập kỷ qua và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ chính thức, trong đó có nguồn hỗ trợ từ IDA(Hiệp hội phát triển quốc tế). Ngân hàng Thế giới (WB) mong muốn tiếp tục hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam tiếp tục giảm nghèo với trọng tâm đặc biệt vào nhóm dân tộc thiểu số”.
Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam là thị trường trái phiếu phát triển nhanh nhất trong số các quốc gia mới nổi ở khu vực Đông Á trong năm 2012. Mức tăng trưởng thị trường trái phiếu của Việt Nam năm 2012 là 42,7% so với cuối năm 2011. Để tiếp tục nuôi dưỡng nguồn vốn này, góp phần đảm bảo chi tiêu công, cân đối thu chi ngân sách, Việt Nam cần có cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo Tổng cục Thuế, các khoản nợ thuế khó xử lý, thu hồi hiện đã lên tới 45.000 tỷ đồng. Trong đó, có vài ngàn tỷ đồng nợ thuế đã “treo” nhiều năm, chưa xóa nợ vì người nộp thuế bị phá sản, giải thể, đã chết hoặc mất tích...

End of content

Không có tin nào tiếp theo