Tìm kiếm: sản-phẩm-sữa-bột

Chỉ sau chưa đầy 1 tuần, kể từ 21.6, quy định bắt buộc các cửa hàng, đại lý kinh doanh sữa phải áp dụng giá trần bán lẻ mặt hàng sữa bột cho trẻ dưới 6 tuổi, người tiêu dùng vẫn như lạc vào “mê hồn trận” của các loại giá với đủ các chủng loại nhãn sữa khác nhau. Theo phản ảnh của người tiêu dùng, không ít hãng sữa vẫn áp dụng nhiều chiêu nhằm lách quy định giá trần, như thay đổi trọng lượng sữa, biến tướng mẫu mã, tên gọi, tăng độ tuổi của trẻ... thực tế thì giá vẫn như cũ.
Nhiều bậc phụ huynh khi mua sữa bột cho trẻ cho biết, các sản phẩm sữa bột nội có mùi thơm, thậm chí có loại sữa thơm rất nồng. Trong khi đó, các loại sữa bột ngoại như: Similac, Friso, Dumex… có mùi nhẹ, không thơm bằng những loại sữa bột nội. Mùi thơm đậm có trong sữa ấy chính là một loại hóa chất tạo mùi có tên alkaloid mạch vòng, giúp cho sản phẩm sữa có mùi thơm nồng.
Giá sữa ngoại nhập liên tục tăng trong thời gian gần đây đã trở thành nỗi bức xúc của người tiêu dùng. Sau khi thông tin “sữa ngoại nhập 1 bán 6” được công bố, câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là tại sao sữa nhập ngoại lại có thể đội giá bán cao gấp nhiều lần như vậy?
Giá sữa ngoại nhập liên tục tăng trong thời gian gần đây đã trở thành nỗi bức xúc của người tiêu dùng. Sau khi thông tin “sữa ngoại nhập 1 bán 6” được công bố, câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là tại sao sữa nhập ngoại lại có thể đội giá bán cao gấp nhiều lần như vậy?
Những ngày gần đây, dư luận dành sự quan tâm đặc biệt đến việc sản phẩm sữa của tập đoàn Fonterra, nhà sản xuất sữa lớn nhất New Zealand và là nhà xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới, bị nhiễm khuẩn. Một danh sách các nước đã nhập khẩu nguyên liệu sữa nhiễm khuẩn được Fonterra công bố.
Mới đây, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y Tế) đã nhận được thông tin từ Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam, theo công văn thông báo, ngày 3/8/2013, về việc Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand phát hiện các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có chứa whey protein concentrate do công ty Fonterra New Zealand sản xuất bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum xuất khẩu sang Việt Nam, Trung Quốc, Úc và Ả Rập Saudi.

End of content

Không có tin nào tiếp theo