Tìm kiếm: thành-viên-HTX
Là một thành phần quan trọng đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế, các HTX ở Hậu Giang không chỉ góp phần thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà còn chủ động phát triển sản xuất an toàn để bảo vệ môi trường (BVMT), nâng cao thu nhập cho người dân.
Muốn nâng cao giá trị, tạo sức canh tranh các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các HTX, làng nghề tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các HTX, làng nghề nói chung, Hà Nam nói riêng phải nâng cao chất lượng, mở rộng liên kết để kết nối, tiêu thụ sản phẩm.
Nhằm phát huy thế mạnh của địa phương, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, chính quyền huyện Xín Mần (Hà Giang) đặc biệt chú trọng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT). Trong đó, hạt nhân chính là các HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 và các tổ hợp tác (THT)…
Sự ra đời của HTX rau an toàn Thanh Tân đang trở thành điểm tựa giúp nhiều hộ dân trên địa bàn xã Thanh Tân (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) phát triển sản xuất, nâng cao giá trị nông sản, mở ra hướng đi an toàn, bền vững tại địa phương.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gia tăng thu nhập cho người nông dân, những năm qua, huyện Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện nhiều chính sách để nhân rộng các mô hình sản xuất điểm, vừa có hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo an toàn lao động (ATLĐ), nhằm lan tỏa hiệu quả, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho người dân.
Không chỉ tập trung vào việc sản xuất, thu mua nông sản, HTX Nông nghiệp Quyết Thanh (Mộc Châu-Sơn La) đã chú trọng chế biến sâu nhằm mở rộng thị trường và góp phần nâng cao chất lượng môi trường.
Qua thời gian, hàng loạt giống lúa mới năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất, tuy nhiên, trên những cánh đồng làng Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) giống lúa nếp bể (nếp cái hoa vàng) truyền thống vẫn đang được tin tưởng và cho thấy hiệu quả vượt trội.
Đến tháng 9/2019, toàn tỉnh Yên Bái có 391 hợp tác xã (HTX) với 26.586 thành viên. Các HTX đã tạo công ăn việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số (DTTS), liên kết cùng hàng nghìn hộ nông dân trong sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo….
Tính đến nay, tỉnh Ninh Bình đã hình thành 43 HTX có các sản phẩm thế mạnh thuộc 6 nhóm sản phẩm được sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong các loại nhóm sản phẩm trên, đã có 13 sản phẩm có đăng ký công bố chất lượng, 11 sản phẩm đã có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Đạ K’Nàng là một xã nghèo thuộc huyện 30 Đam Rông (Lâm Đồng). Tuy nhiên, sự dẫn dắt của HTX Nông nghiệp Đạ K’Nàng đã giúp kinh tế nông thôn nơi đây khởi sắc. Người dân nghèo đã có việc làm, thay đổi tư duy sản xuất để thoát nghèo nhanh và bền vững.
Nhận thấy vai trò, giá trị từ sản xuất an toàn, sản xuất hữu cơ đối với nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua, Cao Bằng đã chú trọng hỗ trợ người dân, HTX phát triển nông nghiệp theo hướng này nhằm tạo ra được những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, được nhiều người tiêu dùng tin dùng và lựa chọn.
Từ khi HTX Nông, lâm nghiệp Bảo Hiệu (Đa Phúc-Yên Thủy-Hòa Bình) thành lập và đi vào hoạt động với mô hình trồng cây dược liệu đã giúp không ít hộ gia đình tại đây có việc làm và thu nhập, nhiều hộ cũng thoát nghèo nhờ mô hình trồng cây dược liệu của HTX.
Mô hình sản xuất, chế biến sản phẩm từ cây lạc theo chuỗi giá trị gắn với an toàn lao động (ATLĐ) của HTX Tuyên Gấm (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) đang cho thất những hiệu quả vượt trội, mở ra hướng đi mới an toàn, bền vững cho thành viên HTX và người nông dân tại địa phương.
Thời gian qua, cùng với Đảng bộ, chính quyền và các ban ngành địa phương, các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đóng góp tích cực vào Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Nhiều mô hình HTX kiểu mới đã phát triển bứt phá, tăng về số lượng, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển các sản phẩm gắn với phát huy tiềm năng thế mạnh của Hà Giang.
End of content
Không có tin nào tiếp theo