Tìm kiếm: thâm-nhập-thị-trường

Starbucks là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng trên toàn thế giới hiện nay. Đổi mới chính là chìa khóa giúp cho công ty phát triển và trở thành thương hiệu cà phê toàn cầu. Ngày 25/11, Starbucks chính thức bước chân vào thị trường trà được coi là đối thủ của cà phê bằng việc khai trương quán trà đầu tiên tại New York. Đây chính là bài học cho các chủ doanh nghiệp: Hãy đổi mới ngay cả khi bạn đang trên đỉnh của thành công.
Nhằm đón đầu sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), cả doanh nghiệp Việt Nam lẫn các doanh nghiệp trong khu vực đã có những động thái chuẩn bị cho riêng mình.
Khởi động giai đoạn II của Dự án Hỗ trợ phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa (UNIDO), ngày 27-5, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Phòng Thương mại và Công nghiệp tỉnh Pordenone (Italia), phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Italia tại Việt Nam (ICHAM), tổ chức Chương trình kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Italia.
Có thể, những thay đổi lớn lao vừa qua ở Công ty cổ phần (CTCP) Nhựa và Môi trường xanh An Phát (mã chứng khoán AAA) không hẳn quá nổi bật, bởi cùng thời gian này, nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước đã phát triển cũng nhanh không kém. Song cái khác biệt ở AAA là trong lúc đa số DN chỉ lo giữ vững được quy mô hiện tại, thì cuối năm ngoái, AAA đã phát hành thành công 9,9 triệu cổ phiếu tăng vốn, để thêm tiền đầu tư vào hai dự án lớn của họ.
Thương vụ Việt Nam tại Brazil cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Brazil tăng trưởng khá nhanh, nhưng thị phần xuất khẩu còn nhỏ, chỉ chiếm 0,32% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Brazil, bởi vậy vẫn còn rất nhiều cơ hội để hàng Việt thâm nhập vào thị trường này.
Theo các chuyên gia thủy sản, mặc dù xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Nhật Bản vẫn còn ở mức khiêm tốn, nhưng xu hướng gia tăng nhập khẩu cá tra tại thị trường này trong những năm gần đây cho thấy nước này đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm cá tra.
Trong lúc hàng hóa chất đầy kho không bán được, thị trường khê đọng vì sức mua thấp, các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng tiêu dùng còn phải đối chọi với hàng hóa nhập lậu giá rẻ khiến cho không ít DN phải ngã mũ chào thua … hàng nhập lậu từ khắp nơi đổ về.
“Số lượng người Việt làm ăn, sinh sống ở Nga khá đông đảo. Họ là những người ở Nga đã lâu, biết văn hóa, tập quán sinh hoạt, thị hiếu tiêu dùng của người Nga khá rõ. Đây là lợi thế của chúng ta mà không phải nước nào cũng có được. Chúng tôi coi họ là cầu nối kinh tế - thương mại, đầu tư rất quan trọng giữa Việt Nam và Nga. Thị trường Nga vẫn rất rộng mở cho hàng Việt” – Tham tán thương mại – Thương vụ Việt Nam tại Nga Phạm Quang Niệm cho biết.

End of content

Không có tin nào tiếp theo