Tìm kiếm: thương-mại-việt-nam
Bộ Công Thương dự báo, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ đạt từ 640 - 645 tỷ USD và cán cân thương mại duy trì ở mức xuất siêu nhẹ. Đây là nhưng nỗ lực của doanh nghiệp sau quá trình vượt qua những khó khăn từ tác động của dịch COVID-19 để duy trì và phục hồi sản xuất.
Thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được những kết quả hết sức tích cực và giữ tốc độ tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn vừa qua. Còn nhiều dư địa, tiềm năng và thời cơ đầy hứa hẹn để tiếp tục phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước thông qua các FTA...
DNVN - Theo ông Nguyễn Cảnh Cường - Tham tán thương mại Việt Nam tại Vương quốc Anh, muốn bứt phá vào thị trường nông phẩm Châu Âu khó tính, doanh nghiệp (DN) Việt Nam phải nắm rõ điều kiện tiên quyết là sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP thay vì lo ngại về yêu cầu khắt khe này.
Từ 1/1/2022, Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc sẽ có hiệu lực và dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc.
Do tác động từ đại dịch COVID-19, bức tranh đầu tư nước ngoài đã thay đổi. Năm 2020, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thu hút sự chuyển dịch dòng vốn FDI, lần đầu tiên nước ta lọt vào tốp 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI. Với nhiều lợi thế, các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào mắt xích Việt Nam.
Tọa đàm nhằm thảo luận về những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu.
DNVN - Ấn Độ là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp (DN) Nghệ An nói riêng khi dung lượng thị trường còn rất lớn. Tuy vậy, các DN xuất khẩu nên xác định rõ phân khúc khách hàng muốn hướng tới, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp.
DNVN – Tổng cục Hải quan Việt Nam và Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam đã có buổi làm việc trao đổi về công tác tạo thuận lợi thương mại nói chung, thực thi các cam kết của WTO và EVFTA.
Kể từ khi thiết lập quan hệ song phương đến nay, Việt Nam và Pháp luôn tạo dấu ấn trong quan hệ thương mại với những con số xuất khẩu ấn tượng. Đặc biệt, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi đã tạo đà cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sâu hơn vào khu vực châu Âu; trong đó, có Cộng hoà Pháp.
Với sự đa dạng về chủng loại cùng nét đặc trưng riêng có là những yếu tố tích cực để đưa Việt Nam trở thành nguồn cung gia vị và hương liệu quan trọng cho thị trường thế giới.
Sau gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Vương quốc Anh liên tục tăng trưởng và phát triển tích cực. Hiện tại, Vương quốc Anh đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu và là đối tác thứ 9 của Việt Nam ra thế giới.
Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-LB Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật họp khóa 23
Triển khai chương trình hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và LB Nga, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và Phó Thủ tướng Dmitry Chernyshenko sẽ đồng chủ trì khoá họp lần thứ 23 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-LB Nga về kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật dưới hình thức trực tuyến.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Campuchia trong 9 tháng năm 2021 đạt 7,24 tỷ USD, tăng 92,3% so với cùng kỳ năm trước.
DNVN - Nằm trong nhóm nông sản xuất khẩu chủ lực, các sản phẩm cà phê ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế. Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc cho cà phê là hướng đi hiệu quả giúp các doanh nghiệp minh bạch hóa sản phẩm và chiếm lĩnh các thị trường yêu cầu khắt khe về chất lượng.
DNVN - Tại diễn đàn thương mại Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU), bà Phan Thị Thắng- Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khai thác chiều sâu thị trường EU sau đại dịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo