Tìm kiếm: thương-phẩm
Sau một thời gian tìm tòi, thấy chi phí đầu tư thấp, không tốn nhiều công chăm sóc, thân thiện với môi trường, anh Nguyễn Văn Tuấn (xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã quyết định xây dựng mô hình nuôi dế thương phẩm.
DNVN – Tại buổi làm việc với Trường Đại học Nông Lâm Huế, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định, tỉnh đang thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, do đó sẽ phối hợp với Nhà trường triển khai hiệu quả cũng như nhân rộng các dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Trải qua rất nhiều khó khăn, kỹ sư Trần Hữu Chung và 15 thành viên của HTX Nông nghiệp Trường Xuân luôn kiên trì với mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ, áp dụng công nghệ cao từ khâu cải tạo đất đến quy trình chăm sóc.
Chúng tôi đến tìm hiểu mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Phan Sỹ Hải. Đây là người tiên phong nuôi giống "gà khổng lồ” trên địa bàn để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Bước đầu mô hình cho hiệu quả khả quan, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở Yên Mông.
Những mô hình HTX chăn nuôi gà theo chuỗi liên kết đã giúp nhiều nông dân ở Thanh Hóa thoát nghèo.
DNVN - Nếu như những năm về trước, bà con nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu ăn nên, làm ra vì tôm đạt năng suất cao, thì thời gian gần đây, người nuôi tôm thất thu, thua lỗ nặng bởi hạn hán. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, ước tính thiệt hại số ao nuôi tôm của các hộ dân, tôm bị chết hàng tỷ đồng.
Bằng niềm đam mê, sự quyết tâm cùng với những sáng tạo ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình thả nuôi nên anh Nguyễn Viết Quỳnh ở xóm 1, xã miền núi Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu đã phát triển thành công mô hình nuôi ba ba, lươn sinh sản và thương phẩm.
Mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thả cá, anh Thân Văn Doanh (SN 1972), thôn Phúc Hạ, xã Song Mai (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) đã từng bước làm chủ kỹ thuật, vươn lên làm giàu.
Ngày 13/5, đàn lợn giống bố mẹ đầu tiên gồm 250 con nhập khẩu từ Thái Lan đã được đưa về trại cách ly tại xã Cẩm Sơn (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Đây là đàn lợn giống do Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam trong năm nay.
HTX chăn nuôi và phát triển giống thỏ New Zealand giúp lợi nhuận của mỗi thành viên đạt từ 200 - 300 triệu đồng/năm. Thỏ của HTX được xuất khẩu sang Nhật Bản để nghiên cứu và sản xuất dược phẩm.
Sau khi rời quân ngũ trở về với cuộc sống đời thường, cựu chiến binh Huỳnh Minh Hoàng (xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc, An Giang) tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, nỗ lực vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nhờ chủ động con giống tốt, tuân thủ chặt chẽ quy trình nuôi an toàn sinh học, lão nông Nguyễn Duy Lựu thường xuyên có được lợi nhuận cao từ nghề nuôi trồng thủy sản.
Số liệu của Tổng cục Thống kê về nhu cầu lợn thịt xuất chuồng trung bình mỗi quý năm 2018 (trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi) là khoảng 920 nghìn tấn, như vậy đến Quý III, Quý IV sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu thịt lợn.
Anh Nguyễn Minh Ngọc ở phường Xuân Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đi tiên phong phát triển chăn nuôi đà điểu, mở ra hướng đi mới ở địa phương.
Tại Quảng Nam, nói đến nuôi tôm thì cái tên Trần Công Thành (xã Tam Hòa, huyện Núi Thành) được nhiều người biết. Ông đi đầu nuôi tôm hướng công nghệ cao của tỉnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo