Tìm kiếm: thanh-toán-nợ

Không chịu nổi với lãi suất, nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán tháo nhà đất để trả nợ. Đây là cơ hội vàng của người dư dả tiền và người có nhu cầu đất ở mua đất làm nhà. Nhờ đó, thị trường “nhà nát” và đất giá bèo lên ngôi.
Từ ngày 1/2/2014, doanh nghiệp nhà nước được quyền bán nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được cho các tổ chức kinh doanh mua bán nợ. Nợ phải trả của các DNNN năm 2012 theo báo cáo Chính phủ trình lên Quốc hội vừa qua là gần 1,35 triệu tỷ đồng.
Trước sai phạm về quản lý, sử dụng vốn tại Vinalines trong thời gian qua, điều lệ lần này đã quy định rõ, ngoài trách nhiệm chính của chủ sở hữu là Chính phủ, có đến 5 bộ chuyên ngành khác cũng phải tham gia trực tiếp giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vinalines, là các bộ Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ.
Một số doanh nghiệp niêm yết lớn nợ đầm đìa, gần tới mức báo động đã lên phương án phát hành cổ phiếu để cấn trừ nợ cho ngân hàng, đối tác chiến lược và doanh nghiệp khác. Lần đầu tiên, một công ty con là HT1 phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ cho công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước.
Theo dự thảo mới, SCIC sẽ bị giải thể nếu kinh doanh thua lỗ kéo dài, hoặc không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết. SCIC cũng có thể bị giải thể nếu việc tiếp tục duy trì Tổng công ty là không cần thiết.

End of content

Không có tin nào tiếp theo