Tìm kiếm: thầy-mo
Lễ tra hạt là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Khơ Mú nhằm cầu mong thần linh che chở, phù hộ cho dân bản mạnh khỏe, mùa màng bội thu, cho lúa xanh tốt, cho thóc đầy bồ, dân bản no ấm…
Mỗi dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều có những bản sắc văn hóa riêng, đặc biệt dân tộc Pà Thẻn có lễ hội nhảy lửa mang ý nghĩa thiêng liêng và huyền bí mà không dân tộc nào có.
Bà "mế" chỉ cần vẩy nước lã lên quần áo hoặc đọc những câu thần chú, người đó nhẹ thì ốm đau bệnh tật còn nặng thì chết ngay.
Người Thái là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và làm nương rẫy. Theo nông lịch truyền thống của dân tộc, vào tháng 3 tháng 4 Âm lịch là mùa gieo, cấy, mở đầu một năm làm ăn, sản xuất. Thường thì tháng 3 sấm ra, rừng núi gọi mưa về, mọi người rủ nhau xuống ruộng, lên nương, với tâm trạng mừng vui vì những cơn mưa hứa hẹn một mùa bội thu.
Đồng bào Xa Phó ở Lào Cai có tập quán cưới hỏi khá độc đáo, khác lạ từ lễ vật thách cưới cho đến các nghi thức. Thời gian tổ chức cưới hỏi thường vào tháng một, tháng hai. Tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng của người Xa Phó khá khắt khe. Những cô gái có tính nết hiền lành, biết thêu thùa, may vá và những chàng trai giỏi cày bừa, khỏe mạnh sẽ được nhiều người để ý, lựa chọn.
Dân tộc Nùng có phong tục không cúng giỗ người đã khuất mà họ tin rằng người chết nếu cúng lợn, gà sẽ không thể ăn được nên chỉ "cúng" người khi còn sống.
Cũng giống như đồng bào Dao đỏ ở nhiều địa phương, đồng bào Dao ở xã Suối Quyền huyện Văn Chấn (Yên Bái) có nhiều lễ nghi quan trọng như lễ Lập tịch, Tết thanh minh; Tết nhảy (là một nghi lễ tạ ơn tổ tiên, Bàn vương). Trong những lễ nghi này đồng bào Dao ở Suối Quyền không thể thiếu điệu múa Chuông. Đây là điệu múa nằm trong khuôn múa thiêng vì có sự xuất hiện của ông Mo và chỉ những người đàn ông mới được múa.
Dân tộc Nùng ở huyện Văn Quan cũng như các huyện khác của tỉnh Lạng Sơn đều có cách thức ăn Tết tương đối giống nhau. Nhìn chung quan niệm Tết của người Nùng cũng gần giống như người Kinh. Họ chuẩn bị Tết khá kĩ lưỡng.
Trong 8 đến 12 năm ở rể, chàng trai người dân tộc Xinh Mun không được động phòng hoa chúc với người vợ trẻ, mà phải lao động trả công.
Ngoài kho tàng truyện thần thoại, ngụ ngôn phong phú được dùng trong đời sống hàng ngày, tục cúng bản được coi là hoạt động nguyên sơ và đặc sắc nhất mà người Cống vẫn giữ được vẹn nguyên. Không dừng lại ở những thủ tục tâm linh, lễ cúng bản còn là một hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn kết mọi người trong bản.
Khi người ốm tắt thở, cả họ phải đứng ra cùng nhau lo mọi việc tang tế. Tang lễ Mường có vai trò tư tưởng quan trọng nhất là khẳng định lòng tin của con cháu đối với tổ tiên và khẳng định thần thoại về tổ tiên của mình. Trong đó, nghi thức quạt ma vô cùng độc đáo.
Tuy cư trú ở vùng núi cao, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào Dao đỏ ở Cao Bằng có truyền thống văn hoá phong phú và giàu bản sắc, trong đó có nghi lễ nhảy lửa, cầu bình an, sức khỏe cho người dân trong làng. Đây cũng là nghi lễ không thể thiếu trong lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở xã Bình Lãng, huyện Thông Nông nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung
Tới Tây Bắc từ tháng 9-11 hàng năm, bạn sẽ được khám phá nét văn hóa bản địa độc đáo là hội cốm, tức "ăn mừng cơm mới" (còn gọi là "kin khẩu mẩu") của đồng bào các dân tộc, trong đó có người Tày Lào Cai.
Hàng năm, vào ngày Hợi đầu tiên của tháng Giêng, người Tày lại tấp nập mở Hội xuống đồng. Nhưng thực ra quá trình chuẩn bị mở hội đã diễn ra từ trong năm. Các dòng họ trong các bản đều được phân công lo các phần việc chuẩn bị mở hội như: Chọn dây song để kéo co, chọn cây còn, lễ vật cúng chung…
Người Thái ở miền Tây Nghệ An ăn Tết từ ngày 25 tháng Chạp đến hết ngày 10 tháng Giêng. Có nhiều tục độc đáo trong ngày Tết của người Thái, trong đó không thể thiếu tục cúng cá trong mâm cơm đầu năm mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo