Tìm kiếm: tiến-trình-cải-cách

“Nếu GDP cả nước năm nay đạt khoảng 164 tỷ USD thì những chi phí tương đương doanh nghiệp phải chịu mất vì thủ tục hành chính là gần 1,5 tỷ USD. Một con số không hề nhỏ đối với cộng đồng doanh nghiệp mà quá nửa là doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Đó là phát biểu của ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính tại hội thảo “Triển khai Nghị quyết 19 của Chính phủ: Cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 31/7.
Phần lớn các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liệu sự cố căng thẳng về địa chính trị gần đây với Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến triển vọng xuất khẩu? Để trả lời câu hỏi này, chuyên gia của HSBC đã nghiên cứu sâu hơn về đầu tư, đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á - Việt Nam 2014 của Ngân hàng Thế giới (ADB) nhận định mặc dù kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng khả năng khôi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như những năm trước đây vẫn còn hạn chế, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó tiến trình cải cách ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra thận trọng.
Liệu Việt Nam có vượt qua tình trạng trì trệ kéo dài lâu nay để phát triển nếu không xử lý được những yếu kém nội tại? Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, đã trao đổi với TBKTSG quanh câu hỏi này.
Sau 3 năm khởi động tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế nói chung, tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng, theo đánh giá của PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra quá chậm chạp. “Muốn đẩy nhanh tiến trình này, cần có bước đột phá”, ông Thiên nói.
Tái cấu trúc và quản lý giám sát thị trường chứng khoán theo hướng công khai minh bạch vẫn là mục tiêu xuyên suốt trong các giải pháp điều hành thị trường trong năm 2014 mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra tại hội nghị tổng kết diễn ra vào sáng ngày 11/12/2013.
Trong một báo cáo vừa ra, ngân hàng HSBC cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang dần đi vào ổn định, nhưng cảnh báo, nếu không có tiến triển rõ rệt trong xử lý “các nút thắt cổ chai” về cơ cấu, nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ đi ngang trong nhiều năm.
Myanmar đang có một sức hút không thể phủ nhận đối với các doanh nghiệp nước ngoài, khi mà giới đầu tư tin rằng, nền kinh tế bấy lâu nay trì trệ này sẽ trở thành “con hổ” tiếp theo ở châu Á, tờ Wall Street Journal đưa ra đánh giá trong một bài viết về những bài học mà Myanmar có thể rút ra từ Việt Nam trong quá trình mở cửa nền kinh tế.

End of content

Không có tin nào tiếp theo