Tìm kiếm: tái-cấu-trúc-doanh-nghiệp
Khép lại một giai đoạn mở đầu rầm rộ, trong giai đoạn tới, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) tại Việt Nam có nhiều cơ hội hơn, nhưng bắt đầu phải chọn lọc hơn và gắn với câu chuyện cải cách, hội nhập hơn.
Nghe như cuộc mặc cả hay một điều kiện tối hậu thư để tái cấu trúc, chấp nhận đề xuất nghĩa là người làm tốt bị phạt, kẻ làm bậy được thưởng.
Từng làm Tổng giám đốc và gắn bó nhiều năm với VNPT - ông Mai Liêm Trực nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông đã có nhiều phát biểu thẳng thắn về việc cổ phần hóa MobiFone.
Nhiệm vụ then chốt mà Thủ tướng đề ra trong năm nay, thứ nhất đó là tập trung xử lý nợ xấu. Tính đến hiện tại, chúng ta đã xử lý được 1/3 nợ xấu bằng biện pháp dự phòng rủi ro, mua nợ của VAMC.
Năm 2013 khép lại với khá nhiều thành tựu ổn định kinh tế - xã hội. Tuy vậy, để ngăn đà tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng chậm lại hiện nay, rất cần phải có thêm động lực tăng trưởn, tạo cơ chế để xuất hiện nhiều hơn nữa những người dám làm, dám chịu.
"Ngân hàng nhà nước phải chịu trách nhiệm. Ngân hàng nhà nước đừng đi buôn vàng nữa mà phải giám sát tình hình tài chính tiền tệ theo hướng làm thế nào cho các ngân hàng thương mại theo đúng nghĩa kinh doanh tiền tệ để phục vụ cho các dự án hiệu quả hoặc các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cần vốn kinh doanh”.
Chính phủ đã có Nghị định hướng dẫn việc thu ngân sách nhà nước đối với cổ tức được chia năm 2013 và 2014. Vẫn có ý kiến cho rằng, cần phân biệt khoản thu lợi nhuận từ phần vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp và khoản thu cổ tức từ phần vốn do doanh nghiệp này đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Mục đích mua nợ của VAMC là mua để bán. Tuy nhiên, VAMC sẽ không bán tống, bán tháo với giá rẻ. Muốn bán được giá, phải tái cấu trúc lại doanh nghiệp...
Trả lời báo chí về Quyết định 48/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng trong việc góp vốn vào các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, góp vốn để tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, chứ không có chủ trương áp đặt để quốc hữu hóa ngân hàng nhỏ.
“Đáng ra phải bao quát tất cả các nguồn thu chi đều trong sổ sách hết. Đằng này lại có chuyện trong sổ, ngoài sổ… như vậy là sai từ luật mới dẫn đến chuyện hụt thu, bội chi”.
Trong khi không ít đại biểu Quốc hội sốt ruột vì sự chậm chạp của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế thì góc nhìn của Chính phủ lại khá lạc quan.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu-chuyên gia kinh tế và tài chính ngân hàng, để quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn thì còn rất nhiều việc phải làm, trong đó xử lý nợ xấu, điều chỉnh dòng vốn đầu tư, cải tiến mô hình kinh doanh và đổi mới phương thức quản trị là những vấn đề cốt lõi.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội vừa đưa ra bản thông tin chi tiết về tình hình hoạt động của ngân hàng này sau một năm sáp nhập (28/8/2012-28/8/2013). Theo báo cáo của SHB, đến 30/6/2013 tỷ lệ nợ xấu của SHB là 9,04%/tổng dư nợ, cao hơn 0,24% so với thời điểm cuối năm 2012. Các chi nhánh, phòng giao dịch của HBB cũ đã kinh doanh có lãi.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước đáng ra phải bán hết vốn thì vẫn cố giữ lại một phần, thậm chí lên đến 70%, cũng như cố "giữ chỗ" cho lãnh đạo doanh nghiệp cũ... Một số cản trở đối với quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã được đề cập tại cuộc tọa đàm do Ban Kinh tế Trung ương và Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức ngày 29/8.
WB sẽ hỗ trợ chuyên gia có kinh nghiệm trong tái cấu trúc khu vực tài chính, hỗ trợ cho VAMC hoạt động tốt hơn trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước,…
End of content
Không có tin nào tiếp theo