Tìm kiếm: tổng-kim-ngạch-xuất-nhập-khẩu

DNVN - Theo Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải, Trung Quốc, không có khái niệm xuất khẩu “tiểu ngạch”, mà thực chất đây là hình thức doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu theo cách trao đổi cư dân biên giới nhằm tận dụng ưu đãi về thuế nhập khẩu và thuế VAT. Hình thức này chứa nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt.
DNVN - Ngoại thương, mà trực tiếp là hệ thống các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã có đóng góp quan trọng vào thành tựu kinh tế đất nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên "đặt hàng" các thương vụ chủ động đi đầu trong hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), qua đó hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể nói, các hiệp định thương mại tự do (FTA) là nét chủ đạo trong hội nhập kinh tế quốc tế và xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, các FTA nói chung và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như thêm nguồn cung nhập khẩu.
DNVN - Trong chương trình Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022 đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghiệp”. Ông Đồng Văn Thanh- Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đồng chủ trì hội thảo.
DNVN - Theo Tổng cục Thống kê, để hoạt động xuất khẩu bứt phá trong năm 2022, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại phù hợp với diễn biến tình hình trong và ngoài nước; phải đề ra giải pháp cho các vấn đề nóng, các mặt hàng chiến lược, chú trọng bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.
DNVN - Theo báo cáo của Cục Thống kê Đà Nẵng về tình hình kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn sơ bộ đến ngày 20/4 đạt 8.572 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu ngân sách trung ương đạt 2.251 tỷ đồng, thu ngân sách địa phương đạt 6.321 tỷ đồng.
DNVN - Tại hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics" sáng 28/4, dù ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp (DN) logistics thời gian qua, nhưng Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, ở cả chiều mua và bán, DN logistics trong nước còn bị hạn chế về “sân chơi”.
DNVN - Đức được biết đến là một trong số những thị trường tiêu dùng “khó tính” nhất thế giới. Người tiêu dùng Đức thường rất kỹ tính, bảo thủ và trung thành với các thương hiệu quen thuộc. Để chinh phục được thị trường này, Việt Nam cần có những nông trường lớn để sản xuất được những mặt hàng chất lượng tốt và đồng đều.
DNVN - Tại thị trường Thụy Sỹ, các sản phẩm vốn là thế mạnh của nước ta chưa xuất hiện trên kệ siêu thị của người dân bản địa. Nhiều sản phẩm ghi là sản phẩm của Việt Nam nhưng quốc gia sản xuất lại là Thái Lan. Để đưa được hàng sang Thụy Sỹ, doanh nghiệp Việt phải tìm cách chế biến sâu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo