Tìm kiếm: vấn-đề-bất-cập

Những ngày này, dọc Quốc lộ 1A, các bến xe khách lớn nhỏ ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương,... đã tấp nập người về quê ăn Tết. Trong câu chuyện tỉ tê của những người tha phương có cái gì đó phảng phất nỗi lo toan.
Phá rừng làm thủy điện không trồng lại, dời dân đi nhưng không cấp đủ đất để tái định cư, vỡ đập vì xây chất lượng kém, xả lũ bất ngờ gây hại cho dân, không bù đủ nước cho hạ lưu… Rõ ràng, quản lý phát triển thủy điện đang có nhiều vấn đề. Dự án thủy điện bị phản đối ai cũng có lý để được ký thông qua nhưng khi có sự cố, gây ra hậu họa thì ai cũng có lý để từ chối trách nhiệm.
Ông Nguyễn Sỹ Cương - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng: “Đó là vì chúng ta không xử lý nghiêm, thất thoát lãng phí thì rất nhiều, có khi hàng vài chục tỷ đồng nhưng rồi có thu hồi được không, quy trách nhiệm thế nào? Rốt cuộc, chúng ta lại kết luận chung chung là do buông lỏng quản lý...?!”.
“Ổn định vĩ mô của Việt Nam hiện nay là chưa bền vững, có dấu hiệu ổn định, nhưng nền tảng của nó bắt nguồn từ tổng cầu bị thu hẹp, trong khi đó cấu trúc nền kinh tế chưa được cải cách một cách mạnh mẽ thông qua chương trình tái cơ cấu, có nhưng chưa thực chất, chưa đi vào cốt lõi nền kinh tế như cải cách sâu và rộng hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thu hẹp quy mô của họ, sắp xếp, nâng cao hiệu quả, chúng ta chưa có chính sách cụ thể nào...”.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết Bộ Xây dựng đang thông qua đề cương chi tiết và kế hoạch thực hiện sửa đổi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản. Việc xây dựng, hoàn thiện Luật sửa đổi sẽ theo hướng đổi mới tư duy, quan điểm bám sát thực tế.

End of content

Không có tin nào tiếp theo