Tìm kiếm: xuất-khẩu-gạo-Việt

Phương án xuất khẩu gạo sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sau cuộc họp ngày 20/4. Tuy vậy, từ những lùm xùm về vụ việc này cho thấy cần phải rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành xuất khẩu gạo.
Gạo Việt Nam xuất khẩu đang có nhiều thuận lợi do nhu cầu dự trữ gạo tại các nước, đặc biệt là Trung Quốc sẽ tăng lên bởi dịch bệnh, đồng thời giá xuất khẩu đang có lợi thế cạnh tranh với 2 đối thủ lớn là Thái Lan và Ấn Độ để giành thị phần tại những thị trường lớn, trong khi nguồn cung gạo thế giới dự báo sụt giảm.
Dự báo những khó khăn về xuất khẩu gạo Việt trong năm 2019 sẽ còn “đeo bám” sang năm 2020, điều này đặt ra yêu cầu mạnh mẽ hơn trong nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị hạt gạo và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng nhẹ do nguồn cung lúa hàng hóa đang bị thu hẹp với phần lớn diện tích lúa Thu Đông ở khu vực ĐBSCL đã được thu hoạch và tiêu thụ hết. Đồng thời, thị trường xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu tốt.
Nửa đầu năm 2019, Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh - 3 thị trường nhập khẩu gạo lớn đều giảm lượng nhập hàng. Nhiều chuyên gia lo ngại tình trạng này có thể kéo dài đến cuối năm, làm cho việc xuất khẩu gạo của 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam rơi vào tình cảnh trầm lắng.
Xuất khẩu gạo đang giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị, khiến nhiều doanh nghiệp ngành lúa gạo đang lao đao. Vì vậy muốn tồn tại, giữ và tăng được lợi nhuận, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo cần phải cơ cấu lại các sản phẩm, tiếp tục đầu tư tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo