Tìm kiếm: đốn-hạ

Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là đến tết Âm lịch, nhưng người dân tại Tứ Liên - vựa quất cảnh lớn nhất Hà Nội đang đứng ngồi không yên khi quất cảnh bị chết héo với số lượng lớn.
Từ khi các thương lái miền Bắc vào, cây dổi tại rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng và Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đăk Lăk) bị tàn phá nặng nề để lấy hạt. Mỗi tạ hạt dổi bán tại cửa rừng với giá 50 triệu đồng, còn vận chuyển ra miền Bắc thì lên tới 250 triệu đồng.
“Vàng đen” - hạt của cây gỗ dổi - không xa lạ với ẩm thực Tây Bắc, đặc sản này được sử dụng làm gia vị cho các món thịt nướng, thịt hầm, giã nhỏ trộn với muối hoặc làm nước chấm... ngon tuyệt. Khi cây dổi ở núi rừng Tây Bắc đã bị khai thác cạn kiệt, gần đây người ta phát hiện”vàng đen” có mặt ở Tây Nguyên, thế là đến lượt các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc tỉnh Đắc Lắc lâm nguy.
Liên quan đến vụ người dân phản ánh tình trạng rừng phòng hộ xung yếu thuộc BQL rừng phòng hộ Kiến Vàng quản lý ở xã Tân Ân (H.Ngọc Hiển, Cà Mau) bị chặt trắng (Thanh Niên ngày 18.11 đã thông tin), ngày 5.12 nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết Tổ thanh tra của Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục kiểm tra thực địa, nhằm kiểm đếm số cây rừng bị mất ở nhiều tiểu khu khác nhau thuộc BQL rừng phòng hộ Kiến Vàng vào đầu tuần tới.
Khi được biết Sở TN&MT TP Đà Nẵng đang tham mưu đề xuất UBND TP Đà Nẵng cho phép Công ty CP Tư vấn và đầu tư Bông Sen Vàng (gọi tắt là Công ty Bông Sen Vàng) khai thác vàng tại Khe Đương (thuộc tiểu khu 29, lâm phận Hòa Bắc, Hòa Vang), ông Phạm Trí - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Hòa Bắc cho rằng, sau hơn 6 năm cho phép Công ty TNHH MTV Trường Sơn (gọi tắt là Công ty Trường Sơn) khai thác vàng tại khu vực này đã có một “bài học xương máu” về quản lý tài nguyên, khẳng định cái mất nhiều hơn cái được.

End of content

Không có tin nào tiếp theo