Tìm kiếm: Chiềng-Bằng

Từ ngày gắn bó với nghề nuôi cá lồng, đến nay kinh tế gia đình của anh Là Văn Đoán, ở bản Ban (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) khấm khá hẳn lên. Chỉ với 10 lồng cá nhưng mỗi năm đem thu nhập về cho gia đình anh cả trăm triệu đồng. Nhiều người cứ băn khoăn hỏi, những người nuôi cá như anh Đoán thả túi vôi và tỏi vào lồng cá để làm gì.
Ngày 21/04/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Mục đ khoản 4 Điều 5 của Nghị định quy định: Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội. Song, đến nay vẫn chưa có Luật về hội nên còn nhiều cách hiểu khác nhau về hội, và do đó còn nhiều vấn đề chưa có lời giải thỏa đáng phục vụ việc gia tăng số lượng và chất lượng hoạt động của các hội để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã thực hiện cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, với mong muốn góp tiếng nói vào việc giải quyết vấn đề trọng đại này trong bối cảnh chúng ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả
(DNVN) - Mặc dù còn nhiều khó khăn, song những năm gần đây công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ở huyện miền núi Quỳnh Nhai (Sơn La) đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn và làm cho diện mạo nông nghiệp, nông thôn của huyện ngày càng khởi sắc. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất
(DNVN) - Từ Nặm Ét, Chiềng Khoang chúng tôi đã có mặt ở Chiềng Bằng, một trong ba xã nông thôn mới của huyện Quỳnh Nhai. Vào thời gian cuối năm 2006, chỉ trong 2 tháng, hơn 1.000 hộ dân bà con dân tộc Thái nơi đây đã được di dời khỏi vùng đất đã cư trú lâu đời nằm bên dòng suối Muội hiền hòa, khi Thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Cho đến tận hôm nay, nhiều người dân nơi đây vẫn còn giữ nguyên hoài ức về miền quê cũ...
(DNVN) - Từ năm 2006, thực hiện chủ trương lớn của Nhà nước về xây dựng Thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á, huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) phải di chuyển trung tâm hành chính, chính trị của huyện ra vùng đất Phiêng Lanh (xã Mường Giàng) đồng thời di chuyển dân cư của 09 xã, 99 bản, gồm 8.435 hộ dân với hơn 38.000 nhân khẩu. Vốn là một huyện nghèo thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Sơn La, đời sống của bà con các dân tộc lâu nay rất khó khăn, nay lại phải di dời trung tâm, di dời hàng chục ngàn hộ dân đến nơi ở mới, nên việc phát triển kinh tế xã hội của huyện và đời sống của nhân dân các dân tộc của Quỳnh Nhai càng thêm khó khăn bội phần.

End of content

Không có tin nào tiếp theo