Tìm kiếm: Chánh-Thu
Xuất khẩu rau quả nửa đầu năm nay đạt 3,4 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu rau quả Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục thuận lợi trong thời gian tới.
Xuất khẩu rau quả nước ta đã mang về hơn 2,5 tỷ USD, tăng khoảng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
DNVN - Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu lớn nhất Đắk Lắk có công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm, với tổng số vốn đầu tư hơn 470 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu làm chủ đầu tư.
Mặc dù trải qua giai đoạn 2 năm ứng phó với dịch bệnh COVID-19, ngành hàng rau quả của Việt Nam vẫn giữ vững vị trí xuất khẩu ra các thị trường thế giới.
DNVN - Xác định ngành nông nghiệp là ngành mũi nhọn để có sự đầu tư và hỗ trợ nhiều hơn từ chính phủ; lựa chọn ra 5 sản phẩm trái cây là thế mạnh, có tiềm năng cao để xây dựng chiến lược phát triển những loại trái này thành đại diện cho thương hiệu trái cây Việt Nam và tái cơ cấu lại ngành hàng là những “kế sách” từ chuyên gia, doanh nghiệp.
Trong thời gian ngắn, nhiều loại nông sản được cấp phép vào thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Anh… Vào dịp cuối năm, xuất khẩu nông sản nhộn nhịp.
DNVN - Nhằm quảng bá hình ảnh quả bưởi Bến Tre ra thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, UBND tỉnh Bến Tre vừa có thông báo dự kiến tổ chức “Lễ công bố xuất khẩu lô bưởi da xanh đầu tiên Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ”,vào cuối tháng 11/2022.
Với giá bán như hiện nay, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sầu riêng sẽ là ngành hàng hứa hẹn xuất khẩu tỷ USD cho Việt Nam trong thời gian tới.
DNVN - Chia sẻ về hoạt động xuất khẩu mặt hàng trái cây tươi sang thị trường Mỹ và Trung Quốc, bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu, Bến Tre nhấn mạnh: Doanh nghiệp Việt gặp rất nhiều khó khăn.
Hơn 1 tháng nay, tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt. Hàng nghìn xe xuất khẩu nông sản vẫn đang chờ thông quan.
Trước giờ nông sản Việt Nam vẫn đứng ở "hành lang" của thị trường Trung Quốc mà chưa thể vào sâu cũng như đẩy mạnh xuất khẩu qua con đường chính ngạch. Do đó, sự việc gần 5.000 container hàng hóa mắc kẹt ở các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn những ngày gần đây một lần nữa cho thấy vẫn chưa tìm được giải pháp dứt điểm tình trạng này.
Giàu tiềm năng, nhiều cơ hội, song thị phần nông sản Việt Nam ở thị trường châu Âu chỉ chiếm từ 1 - 2%. Một trong những điểm yếu đầu tiên là chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm - câu chuyện không mới nhưng vẫn rất nhức nhối.
Khu vực Liên minh châu Âu (EU) hiện nay đang nhập khẩu 35 tỷ Euro/năm rau quả toàn cầu. Nắm vững và thực hành sản xuất, chế biến các sản phẩm rau quả theo nhu cầu của thị trường này sẽ giúp rau, quả Việt Nam đạt giá trị cao.
Giai đoạn khó khăn nhất cho đầu ra nông sản ở các tỉnh phía Nam giữa dịch COVID-19 đợt 4 tuy được giải quyết phần nào, nhưng nỗi lo ùn ứ tiếp diễn thì vẫn còn đó. Các địa phương cũng cần rút ra bài học từ việc sản xuất, liên kết vùng, cứng nhắc quy định... để không tự “lấy đá ghè chân mình” làm khó giao thương nông sản.
Dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản những tháng cuối năm, trong khi nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU đang tăng mạnh. Do vậy, việc hỗ trợ cho người nông dân, HTX nông nghiệp và doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu là rất quan trọng để nắm bắt được cơ hội phục hồi của thị trường thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo