Tìm kiếm: Doanh-Nghiệp-Tư-Nhân
Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã mở ra một tầm nhìn chiến lược, góp phần định hình lại tư duy phát triển nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Việc Bộ Chính trị sẽ ban hành nghị quyết khuyến khích, hỗ trợ và định hướng sự phát triển của kinh tế tư nhân với những cải cách đột phá về thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh được kỳ vọng sẽ "tháo chốt" để kinh tế tư nhân cất cánh, trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
DNVN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, cần huy động mọi nguồn lực của khu vực tư nhân vào phát triển đất nước; tạo động lực cho kinh tế tư nhân; mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế này.
Thời gian qua, hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được tăng cường, được xem là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước.
Với 3 đột phá chiến lược: thể chế - hạ tầng - nhân lực, có thể nói dấu ấn kinh tế tư nhân in đậm trong đột phá hạ tầng những năm gần đây. Đặc biệt, trong giai đoạn tăng tốc, bứt phá hướng tới tăng trưởng 2 con số, tạo tiền đề cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân trong kiến thiết hạ tầng càng quan trọng.
Năm 2025 đánh dấu 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cuba, một cột mốc quan trọng và ý nghĩa, minh chứng cho tình hữu nghị sâu đậm và bền chặt giữa hai dân tộc. Cuba hiện là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh, trong khi đó Việt Nam giữ vai trò là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Cuba.
“Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại và góp phần xây dựng một Việt Nam năng động và hội nhập quốc tế".
Đóng góp lớn trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, kinh tế tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của đất nước.
Bộ Khoa học và Công nghệ có kế hoạch làm việc với các đơn vị thực hiện chuyển đổi số. Ngày 27/3, đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) do ông Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Văn phòng Trọng điểm cấp Nhà nước, làm Trưởng đoàn, đã làm việc với đại diện Tập đoàn CMC về việc triển khai hai nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia đang thực hiện.
Doanh nghiệp nhà nước biến đổi từ “lực lượng nòng cốt” sang “vai trò dẫn dắt” trong bối cảnh kinh tế tư nhân đã trở thành trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, “đòn bẩy thịnh vượng” của quốc gia.
DNVN - Ông Trần Anh Quý - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đề xuất Bộ Tài chính tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của Quỹ Bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, xem xét xây dựng cơ chế tạo nguồn quỹ dự phòng rủi ro của quỹ.
DNVN - Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Đức Trung - Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế Tập thể (Bộ Tài chính) cho rằng, để thực hành phát triển bền vững, doanh nghiệp cần lựa chọn lĩnh vực trọng tâm; tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.
DNVN - Một trong những đề xuất đáng chú ý tại hội thảo “Bức tranh kinh tế Việt Nam 2025 và những chính sách kinh tế cần quan tâm” là mạnh dạn miễn thuế 3 năm để hơn 5 triệu hộ kinh doanh gia nhập khu vực doanh nghiệp chính thức, từ đó nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế.
DNVN - Tại chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025 chiều ngày 24/3, các đại biểu đã trăn trở, đặt câu hỏi về giải pháp đột phá gia tăng số doanh nghiệp khoa học công nghệ, tăng lượng sinh viên theo học lĩnh vực khoa học cơ bản hay hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học công nghệ...
DNVN - Có đến 44,4% doanh nghiệp đánh giá khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và đáp ứng quy định pháp luật. Trong đó, nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm đến 84,6% tổng số phản ánh về khó khăn trong TTHC, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là đối tượng gặp trở ngại nhiều nhất...
End of content
Không có tin nào tiếp theo