Tìm kiếm: công-suất-điện-mặt-trời

Bộ Công Thương vừa có văn bản số 8691/BCT-ĐL đề nghị góp ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Theo đó, Bộ này đề xuất nhiều chính sách liên quan đến điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân và lưới điện quốc gia.
EVN đã quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ mức 1.920,3 đồng/kWh lên 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 9/11, tương đương tăng thêm 4,5%. Như vậy kể từ đầu năm 2023 tới nay, EVN đã hai lần điều chỉnh giá điện với mức tăng 3% và 4,5%, đưa giá điện tăng thêm 142,35 đồng/kWh so với đầu năm.
DNVN - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, để hiện thực hóa các mục tiêu về chuyển đổi năng lượng và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2050 mà Thủ tướng đã cam kết tại COP26, tổng nhu cầu tài chính tăng thêm của Việt Nam có thể lên tới 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2040.
DNVN - Trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp đối mặt với nhiều trở ngại trong việc thực hiện chuẩn mực, đánh giá về thị trường chiến lược cũng như chuyển đổi mô hình điện tái tạo, Nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp (DN) sử dụng điện tái tạo nhằm tạo động lực chuyển đổi mạnh hơn nữa mô hình này.
Việt Nam hiện đi đầu khu vực Đông Nam Á với công suất điện mặt trời là 5,5 GW tính đến cuối năm nay, chiếm 44% tổng công suất của cả khu vực, theo Rishab Shrestha, chuyên gia phân tích về điện và năng lượng tái tạo tại công ty tư vấn Wood Mackenzie. Năm ngoái, công suất điện mặt trời của Việt Nam là 134 MW.
DNVN - Với kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Song, quá trình phát triển “thần tốc” này cũng đang đặt ra những thách thức mới về sự phát triển đồng bộ của hệ thống lưới điện, sử dụng đất, cơ chế giá điện...

End of content

Không có tin nào tiếp theo