Cảnh báo tình trạng kiệt sức, đột quỵ do thời tiết nắng nóng
Đà Nẵng – Quảng Nam: Hạn hán, xâm nhập mặn sớm đe dọa sản xuất nông nghiệp / Đà Nẵng: Không quy định thêm các điều kiện tạo rào cản đối với đầu tư, kinh doanh
Nắng nóng đe dọa nguy cơ đột quy đối với người có bệnh huyết áp, tim mạch
Như tin đã đưa, Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung bộ cho biết khu vực đang xảy ra đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng kéo dài đến ngày 7/5 với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37 - 39oC, thậm chí có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 39oC. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.
Thời tiết nắng nóng có thể gây trình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao
Theo Ths.BS Ngô Đức Hải, các kết quả nghiên cứu cho thấy, khi biểu đồ nhiệt độ tăng thêm 1 độ C thì nguy cơ đột quỵ tăng đến 10%. Nắng nóng khiến nền nhiệt cơ thể tăng, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi, gây mất nước, kiệt sức, làm máu đặc lại dễ tạo cục máu đông. Các cục máu đông di chuyển gây tắc mạch dẫn đến nhồi máu não hoặc làm thành mạch kém bền vững, huyết áp quá cao gây vỡ mạch.
Đối với một số người mắc bệnh tim mạch như suy tim, bệnh mạch vành…, khi thời tiết nắng nóng thì tim phải gắng sức co bóp làm cho tình trạng suy tim gia tăng, có thể gây tử vong. Mặt khác, tim gắng sức sẽ tăng nhu cầu oxy của tim nên dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ gây cơn đau thắt ngực, mệt, khó thở, nặng hơn là nhồi máu cơ tim (hay còn gọi là đột quỵ tim).
Đặc biệt, đối với những người đã đặt stent mạch vành hoặc van tim cơ học, việc mất nước khiến máu bị cô đặc, dễ tạo cục máu đông gây tắc stent hoặc kẹt van tim. Đây là những vấn đề cực kỳ nguy hiểm.
Để giảm thiểu tình trạng kiệt sức và đột quỵ do thời tiết nắng nóng, Ths.BS Ngô Đức Hải khuyến cáo những người có bệnh cao huyết áp và tim mạch nên hạn chế hoạt động ngoài trời nắng; uống đủ nước, sử dụng điều hòa với nhiệt độ thích hợp; uống thuốc tim mạch, huyết áp đều đặn; luyện tập thể dục nhẹ nhàng, mặc đồ thoáng mát, thoải mái. Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà; đi khám ngay khi có dấu hiệu thân nhiệt cao, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, nôn ói, mạch nhanh...
Nguy cơ bệnh về đường tiêu hóa sau kỳ nghỉ lễ kéo dài
Cùng với đó, Ths.BS Ngô Đức Hải lưu ý, trải qua kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 – 1/5 kéo dài, nhiều người có các triệu chứng về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, rối loạn đi tiêu (tiêu chảy, táo bón) do chế độ ăn uống bị đảo lộn, ăn quá nhiều dầu mỡ, ít rau xanh…
Mặt khác nhiều người do sử dụng quá mức thức uống có cồn trong các ngày nghỉ lễ khiến hệ tiêu hóa rối loạn, dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét đại tràng… Nặng hơn là tình trạng xuất huyết tiêu hóa với triệu chứng nôn ra máu, đi cầu ra máu…
Bên cạnh đó, những người có các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tim mạch… khi đi du lịch đến những nơi có thời tiết nắng nóng, di chuyển xa cũng dễ khiến huyết áp tăng cao, tim mạch không ổn định, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo Ths.BS Ngô Đức Hải, để đảm bảo sức khỏe sau kỳ nghỉ lễ, cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ, tăng cường nhiều rau xanh, uống nhiều nước trong thời tiết nắng nóng, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng… Khi có biểu hiện bất thường về sức khỏe thì cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo