Chuyển đổi số

Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào ngành y tế: Cơ hội và thách thức

Trong những năm qua, các bệnh viện đã bắt đầu tiếp cận và triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nâng cao chất lượng điều trị, nâng cao năng lực kỹ thuật chuyên sâu. Tuy nhiên trí tuệ nhân tạo cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngành y tế.

Tốc độ chuyển đổi số quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp bán lẻ / Việt Nam chính thức nghiên cứu và thí điểm tiền điện tử

Báo cáo "Đạo đức và quản trị trí tuệ nhân tạo đối với sức khỏe" của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nêu rõ, trí tuệ nhân tạo (AI) hứa hẹn cải thiện việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y học trên toàn thế giới, nhưng chỉ khi đạo đức và nhân quyền là trọng tâm trong quá trình thiết kế, triển khai và sử dụng.

Báo cáo này là kết quả của 2 năm tham vấn bởi một hội đồng chuyên gia quốc tế do WHO chỉ định.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, cũng giống như tất cả công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng to lớn trong việc cải thiện sức khỏe của hàng triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, công nghệ này cũng có thể bị lạm dụng và gây hại. Do đó, báo cáo quan trọng này cung cấp hướng dẫn có giá trị đối với các quốc gia về cách tối đa hóa lợi ích của AI, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tránh những cạm bẫy từ việc lạm dụng công nghệ này.

tri tue nhan tao y te
Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào ngành y tế: Cơ hội và thách thức

Cũng theo ôngTedros Adhanom Ghebreyesus, tại một số quốc gia phát triển, AI đã được ứng dụng với mục đích cải thiện tốc độ và độ chính xác của quá trình chẩn đoán và tầm soát bệnh tật, hỗ trợ chăm sóc lâm sàng, tăng cường nghiên cứu sức khỏe và phát triển thuốc, đồng thời hỗ trợ các can thiệp sức khỏe cộng đồng đa dạng, điển hình như giám sát dịch bệnh, ứng phó với ổ dịch và quản lý hệ thống y tế.

Tuy nhiên, không nên đánh giá quá cao lợi ích của AI đối với sức khỏe. Bởi ngoài những điểm tích cực, AI còn mang tới các thách thức và rủi ro, bao gồm cả việc thu thập, sử dụng dữ liệu y tế một cách phi đạo đức, cũng như rủi ro đối với sự an toàn của bệnh nhân, an ninh mạng và môi trường.

Ví dụ, trong khi đầu tư của lĩnh vực tư nhân và lĩnh vực công vào phát triển và triển khai AI là rất quan trọng, thì việc sử dụng AI không được kiểm soát có thể khiến quyền và lợi ích của bệnh nhân, cũng như cộng đồng bị phụ thuộc vào lợi ích thương mại của các công ty công nghệ.

Báo cáo cũng nhấn mạnh, các hệ thống được triển khai chủ yếu dựa trên dữ liệu thu thập từ cá nhân ở các quốc gia có thu nhập cao có thể không hoạt động tốt đối với cá nhân ở những quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

Do đó, các hệ thống AI cần được thiết kế cẩn thận để phản ánh sự đa dạng của các môi trường kinh tế xã hội và chăm sóc sức khỏe. Những hệ thống này cần được đi kèm với việc đào tạo kỹ năng kỹ thuật số, sự tham gia của cộng đồng và nâng cao nhận thức, đặc biệt là đối với hàng triệu nhân viên y tế - những trường hợp sẽ cần đào tạo lại về kiến thức kỹ thuật số hoặc nếu vai trò và chức năng của họ được tự động hóa.

 

Cuối cùng, được hướng dẫn bởi các luật hiện hành, các luật và chính sách mới tuân theo các nguyên tắc đạo đức, các chính phủ, nhà cung cấp và nhà thiết kế phải phối hợp để giải quyết các mối quan tâm về đạo đức và nhân quyền ở mọi giai đoạn của quá trình thiết kế, phát triển và triển khai công nghệ AI.

Để hạn chế rủi ro và tối đa hóa các cơ hội của việc sử dụng AI cho sức khỏe, WHO đưa ra 6 nguyên tắc để đảm bảo AI hoạt động vì lợi ích công ở tất cả các quốc gia: Bảo vệ quyền tự chủ của con người; Thúc đẩy hạnh phúc và an toàn của con người và lợi ích công cộng; Đảm bảo tính minh bạch, dễ giải thích và dễ hiểu; Bồi dưỡng trách nhiệm và trách nhiệm giải trình; Đảm bảo tính bao trùm và công bằng; Thúc đẩy AI đáp ứng nhanh và bền vững.

Những nguyên tắc này sẽ hướng dẫn các hoạt động của WHO trong tương lai nhằm hỗ trợ các nỗ lực đảm bảo rằng toàn bộ tiềm năng của AI đối với việc chăm sóc sức khỏe và sức khỏe cộng đồng sẽ được sử dụng vì lợi ích của tất cả mọi người.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm