Cần sự hợp lực của cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh kinh tế số
DNVN - Theo Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), để phát triển kinh tế số nhanh chóng, cần sự hợp lực của cả hệ thống chính trị, các bộ, ban, ngành và địa phương. Đặc biệt cần sự tham gia của doanh nghiệp công nghệ thông tin và phần mềm tại Việt Nam để chung tay thúc đẩy phát triển tiến trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số doanh nghiệp du lịch gặp khó, nhiều nơi chỉ có mỗi chiếc máy tính và điện thoại "cục gạch" / Chuyển đổi số trở thành chiến lược quốc gia tại nhiều nước thuộc khu vực APAC
Mục tiêu thách thức
Tại diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022 (Vietnam - ASIA DX Summit 2022) với chủ đề "Hợp lực chuyển đổi số" do VINASA tổ chức sáng 25/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch VINASA cho biết, từ việc quy mô nền kinh tế số (KTS) Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ từ 15% GDP năm 2008 lên 37% vào năm 2019, nhiều nước đã nhìn thấy cơ hội phát triển KTS.
Theo đó các nước đã ban hành chiến lược, chương trình phát triển chuyển đổi số (CĐS), KTS, xã hội số của riêng mình như Anh, Úc, Canada, thậm chí các nước ở Châu Phi như Kenya hay ở Châu Á, Singapore, Thái Lan, Đài Loan đã có các chương trình CĐS quy mô lớn lớn.
Ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch VINASA cho rằng, mục tiêu KTS chiếm 20% GDP vào năm 2025 là rất thách thức.
Tại Việt Nam, nền kinh tế internet Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỷ USD, đóng góp hơn 5% GDP của cả nước. Dự kiến nền kinh tế internet Việt Nam đạt 57 tỷ USD vào năm 2025, đứng 2 ở khu vực Đông Nam Á. Điều này cho thấy Việt Nam đang đứng trước cơ hội thúc đẩy nền kinh tế internet, đặc biệt là các nền tảng về CĐS trong KTS.
Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 KTS chiếm 20% GDP; tỷ trọng KTS trong từng ngành, từng lĩnh vực phải đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, KTS chiếm 30% GDP, tỷ trọng KTS trong từng ngành đạt tối thiểu 20%.
Cần sự hợp lực
Với vai trò của VINASA, đây là mục tiêu vô cùng thách thức, cần sự quyết tâm vào cuộc của tất cả các đối tượng, tầng lớp trong xã, đặc biệt là các DN thúc đẩy phát triển KTS. Chính phủ đang rất nỗ lực cùng các bộ ngành để thúc đẩy CĐS tại Việt Nam. Các bộ ngành và địa phương cũng đang thực hiện CĐS và hướng đến mục tiêu đưa tỷ trọng KTS trong từng ngành, lĩnh vực đạt 20%.
Trong hoạt động CĐS cần lấy sự đoàn kết, sự chia sẻ, kết nối làm trọng tâm. Cũng giống như chương trình CĐS quốc gia của Chính phủ chọn người dân và DN là trung tâm. Với người dân và DN cần sự đoàn kết để chung ta để đồng hành, thực hiện mục tiêu đưa tỷ trọng KTS phát triển.
Điều quan trọng của CĐS là đã tạo ra dữ liệu - nguồn tài nguyên mới quan trọng. Đây là cơ hội và thách thức bởi làm thế nào để khai thác được dữ liệu, liên thông được dữ liệu, không bị cát cứ dữ liệu là thách thức cho mỗi địa phương, DN, thậm chí là ở các khối bộ, ban, ngành. Dữ liệu mở ra cơ hội phát triển cho Việt Nam - quốc gia có 100 triệu dân, số lượng DN rất đông và đang tăng trưởng nhanh thời gian qua.
Để phát triển KTS nhanh chóng, chúng ta cần sự hợp lực của cả hệ thống chính trị, các bộ, ban ngành và địa phương. Tuy nhiên, cần sự tham gia đặc biệt của các DN CNTT và phần mềm tại Việt Nam để chung tay thúc đẩy phát triển CĐS.
Việt Nam có đến 96% DN nhỏ và vừa, CĐS ở khu vực DN dù đi nhanh nhưng nền tảng và nội lực còn yếu và chi phí, cơ hội tiếp cận còn khó khăn. Do đó, cộng đồng DN CNTT cần nỗ lực phát triển các nền tảng, các giải pháp CĐS có chất lượng cho các DN tại Việt Nam. Đồng thời phải có quyết tâm để tiếp cận được khách hàng là các DN nhỏ và vừa để hỗ trợ họ tham gia thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Giới CNTT sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu thật nhanh các công nghệ trong CĐS sẽ áp dụng như AI, học máy, blockchain... Chỉ có đầu tư và đưa chất xám của người Việt Nam vào chúng ta mới có sản phẩm của Việt Nam cung cấp cho DN trong nước. Từ đó, DN trong nước không phải tiếp cận các sản phẩm nước ngoài với chi phí đắt đỏ, thậm chí là với giá không tưởng.
Nguồn ra, cần tập trung nguồn lực để hợp lực để cùng nhau CĐS cho các cơ quan, tổ chức, DN trên toàn quốc. Nguồn lực CNTT làm về CĐS hiện nay còn rất hạn chế, phải sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau để thực hiện CĐS. Cộng đồng CNTT phải góp sức để thực hiện sứ mệnh này.
Thu An
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo