CEO bỏ qua cái tôi, đi livestream bán hàng online trong đại dịch Covid-19: "Liêm sỉ gì tầm này. Mắc mệt!"
6 cách sử dụng phần mềm Zoom để học tập và làm việc từ xa an toàn / Facebooker bức xúc vì cho rằng bị dắt mũi trong chiến dịch thu thập chữ A để ủng hộ trẻ tự kỷ
Thời gian qua, thế giới đang được chứng kiến một giai đoạn khủng hoảng chưa từng có. Chính việc không thể kinh doanh và không có thu nhập để lo các chi phí cố dịnh trong giai đoạn dịch bệnh, nhiều chủ doanh nghiệp đã thử những cách thức kinh doanh mới như: Bán hàng online, livetream bán hàng, thậm chí làm shipper giao hàng, đóng gói hàng …
Chị Nguyễn Tố Uyên là chủ một chuỗi cửa hàng thời trang Coll Group trên địa bàn Hà Nội cho biết, ngay khi dịch bệnh bùng phát, chuỗi của hàng thời trang của chị đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Là một người vốn nhanh nhạy với thị trường, bán hàng chủ yếu theo hình thức online nên ngay thời điểm xuất hiện dịch chị đã ngay lập tức có kế hoạch chuyển sang bán các sản phẩm thực phẩm thiết yếu như hoa quả sạch, nhân sâm để nâng cao sức đề kháng…
Trên Facebook cá nhân của chị, không hiếm để bắt gặp những hình ảnh chị đăng bán hoa quả trực tiếp trên trang cá nhân, livetream bán hàng… Chị chia sẻ: “Cái tôi quá cao, ngại lắm, mất mặt lắm, chưa làm bao giờ sợ lắm, chính là những lí do sẽ giết chết các bạn trong thời gian này. Đó là những lời tôi nghe được mấy ngày nay khi các bạn nhờ tôi tư vấn. Tôi có ngại không? Tôi hỏi các bạn đấy? Tôi đường đường là CEO của 1 công ty gần 100 nhân sự, vài trăm đại lý, cộng tác viên trong hệ thống vậy tôi có ngại không? Chắc mọi người theo dõi Facebook tôi đã có câu trả lời. Từ một CEO, tôi của hiện tại giống như một con buôn đầu đường xó chợ đích thực. Sáng và đêm đi đến vựa hoa quả đầu mối lựa hàng tranh cướp nhau lựa, trưa về live bán hàng như đúng rồi. Tối vẫn live đào tạo hướng dẫn học viên, làm không ngừng nghỉ... vậy tôi có ngại không? Liêm sỉ gì tầm này. Mắc mệt!”
Không nhanh nhạy và có kỹ năng kinh doanh online tốt như chị Uyên, anh C vốn là CEO của một doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Khi dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam doanh nghiệp của anh đã đóng băng và ngủ đông ngay lập tức. Vốn là một doanh nghiệp kinh doanh truyền thống 100%, phán đoán tình hình dịch bệnh kéo dài anh đã chủ động tham gia các lớp học dạy các kỹ năng và cách để bán hàng online hiệu quả. Từ đây anh được tiếp xúc với nhiều người hơn, anh đã quyết định chuyển sản phẩm kinh doanh và cách bán hàng giai đoạn này với mong muốn sẽ chống trọi qua dịch.
Anh quyết định làm đại lý phân phối sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng và phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để nhập hàng với mức chiết khấu lên đến 40%. Tuy nhiên, vì chưa bao giờ bán hàng online, chưa đủ kinh nghiệm và kỹ năng, đến nay đã gần 2 tháng anh nhập hàng nhưng số lượng bán được rất ít. Anh cũng tuyển cộng tác viên để bán đẩy hết hàng như tình hình không khá hơn. Tiền vốn vẫn chưa thu lại được.
Anh Đ, chủ một nhà hàng khá lớn cũng đang gặp phải tình trạng tương tự. Trước khi dịch bệnh nhà hàng anh rất đông khách. Nguyên số lượng nhân viên phục vụ cũng đã lên đến 20 người. Khi dịch bệnh khó kiểm soát, theo chỉ thị của Chính phủ, anh đã cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc. Anh một mình ở lại quán. Cũng bắt đầu triển khai bán online tuy nhiên cũng khá ế ẩm đơn hàng cũng chỉ túc tắc cũng không có nhiều. Khi nào khách đặt thì anh làm rồi giao hàng.
Trên group Zalo có đa số thành viên là các CEO cũng đều có những chia sẻ và tâm sự về khó khăn tương tự. Thậm chí có rất nhiều chủ doanh nghiệp giờ làm “all in one” anh làm cả phần của nhân viên: Ông chủ, kiêm tư vấn, kiếm đóng hàng, kiêm ship hàng, kiêm cả chăm sóc khách hàng… Tất cả đều đang cố gắng gồng mình, tìm ra những giải pháp để duy trì được cuộc sống của gia đình cũng như hoạt động của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và ngày càng diễn biến phức tạo đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Rất nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị giảm mạnh doanh thu, hoạt động sản xuất kinh doanh phải thu hẹp, doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, “đóng băng”, thậm chí có những doanh nghiệp phải phá sản vì dịch bệnh.
Với bức tranh ảm đảm của nền kinh tế ở thời điểm hiện tại, các chủ doanh nghiệp đang gồng mình để duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Một loạt các giải pháp nhằm mục đích đủ khả năng duy trì hoạt động trong mùa dịch như: cắt giảm chi phí cố định, cắt giảm nhân sự, cho nhân viên nghỉ việc không lương, đóng cửa hoạt động tạm thời đã được các doanh nghiệp áp dụng.
Bên cạnh những doanh nghiệp vẫn có thể để tiềm lực phát triển bền vững trong mùa dịch vì họ nhanh nhạy với thời cuộc thấy được “trong nguy có cơ” đã thay đổi mô hình, sản phẩm kinh doanh để phù hợp với tình hình thực tế. Việc chuyển từ kinh doanh offline sang online, thực hiện chuyển đổi số là những phương án được rất nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn nhưng không phải ai cũng thành công đặc biệt là những doanh nghiệp đã quen với cách kinh doanh theo kiểu truyền thống và những doanh nghiệp đang bị thiệt hại nặng nề như du lịch, nhà hàng, khách sạn…
Nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi số để sống sót trong dịch bệnh Covid-19. (Ảnh minh họa)
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Khi Thủ tướng Chính phủ quyết định sẽ tiếp tục cách ly và giãn cách xã hội ở 13 tỉnh, thành đến 22/4. Tất cả người dân và doanh nghiệp đều đồng lòng, nhất trí cố gắng làm theo đúng chỉ đạo của Chính phủ sớm mong đẩy lùi được dịch bệnh.
Tuy nhiên, những giải pháp đưa ra nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi lại hoạt động kinh doanh luôn cần phải được đặt lên hàng đầu và ngày càng trở nên cấp bách hơn. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài thì viễn cảnh về số lượng doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản sẽ rất lớn.
Tính đến cuối tháng 3/2020, cả nước đã có gần 34.900 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong đó có 18.600 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 12.200 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn đang có xu hướng tăng mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo