Chuyển đổi số

CMS trở thành đối tác cao cấp của Zoom tại Việt Nam

DNVN - Giữa tâm bão Covid-19, CMS vừa trở thành đối tác cao cấp cung cấp bản quyền phần mềm hội họp trực tuyến Zoom. Phần mềm này đã được hơn 170.000 tổ chức trên toàn cầu sử dụng và đánh giá là giải pháp để làm việc, hội họp và học hành từ xa một cách hiệu quả .

Covid-19: CEO công nghệ tư vấn doanh nghiệp triển khai làm việc từ xa thế nào cho hiệu quả / Covid-19: Nhà mạng rục rịch tăng băng thông Internet khuyến khích khách hàng online

Tại thời điểm đỉnh dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 trong đó yêu cầu cách ly xã hội 15 ngày nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Để đảm bảo việc duy trì hoạt động được xuyên suốt của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, trường học… là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Việc áp dụng Công nghệ số, phần mềm hội họp trức tuyến, làm việc từ xa trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Phần mềm Zoom được cung cấp bởi một công ty công nghệ của Mỹ - Zoom Video Communications, nó đã được hơn 170.000 tổ chức trên toàn cầu sử dụng và đánh giá là giải pháp để làm việc, hội họp và học hành từ xa một cách hiệu quả. Zoom được xếp hạng thứ 18 trong Forbes Cloud 100 list – danh sách 100 công ty công nghệ đám mây tốt nhất thế giới do tạp chí kinh doanh nổi tiếng Forbes bình chọn.

CMS trở thành đối tác cao cấp của Zoom tại Việt Nam

CMS trở thành đối tác cao cấp của Zoom tại Việt Nam.

Zoom là phần mềm hội nghị trực tuyến đa điểm, cho phép người dùng triển khai các cuộc họp online từ nhóm nhỏ chỉ vài người, đến các hội thảo trực tuyến với sự tham gia của hàng nghìn người.

Ưu điểm vượt trội của Zoom so với các giải pháp hội nghị truyền hình khác là dễ cài đặt, dễ sử dụng, chất lượng hình ảnh rõ nét, hoạt động tốt trên mọi cấu hình thiết bị và đường truyền. Người dùng đánh giá đây là phần mềm giản đơn, linh hoạt, giúp tiết kiệm lên đến 60% chi phí so với việc trang bị hệ thống truyền hình đa điểm - thường tốn kém tiền bạc do phải đầu tư nhiều thiết bị phần cứng.

Hiện Zoom đang cung cấp gói miễn phí, hỗ trợ người dùng trước tình hình dịch bệnh gia tăng. Tuy nhiên, sử dụng gói miễn phí sẽ không thể khai thác triệt để tài nguyên và các tính năng ưu việt của phần mềm. Bên cạnh đó những vấn đề thường xuyên gặp phải về chất lượng cuộc gọi, giới hạn thời gian 40 phút cho mỗi lần đăng nhập, gây gián đoạn kết nối khi đang truyền đạt nội dung quan trọng, khiến ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc và học tập.

Để hỗ trợ giải quyết vấn đề trên, CMS triển khai cung cấp bản quyền phần mềm Zoom với 3 gói là Pro, Business, Enterprise, giúp người dùng tổ chức hội họp, giảng dạy và học tập liên tục tới 24h, không hề gián đoạn hay ảnh hưởng tới chất lượng hội nghị trực tuyến. Bên cạnh đó, Zoom cho phép người dùng trích xuất dữ liệu và chia sẻ nội dung; cho phép người tham gia tương tác lên màn hình chia sẻ; nhận diện và ưu tiên hiển thị người nói; tự động nhận diện giọng nói và chuyển đổi ngôn ngữ; lưu trữ nội dung cuộc họp...

Ngoài ra, với các tính năng mở rộng như Zoom Room, Zoom Connector hoặc Webinar, doanh nghiệp hay trường học có thể duy trì cuộc họp/ lớp học ngay cả khi người khởi tạo mất kết nối Internet, cho phép kết nối mạnh mẽ với các hệ thống hội nghị truyền hình khác hoặc tổ chức hội thảo lên tới 10.000 người xem và 100 người tham gia video tương tác. Đi kèm tất cả các gói sản phẩm trên, CMS sẽ hỗ trợ người dùng một cách tối đa, từ hướng dẫn cài đặt, sử dụng đến xử lý kỹ thuật trọn vòng đời sản phẩm.

Hiện nay, ứng dụng Zoom trên nền tảng đám mây với đầy đủ tính năng ưu việt, hiện đại đã được sử dụng khá phổ biến trên toàn thế giới.

Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020, việc sử dụng Zoom đã tăng 67% do các trường học, tổ chức và doanh nghiệp áp dụng nền tảng này cho làm việc, hội họp và đào tạo từ xa để đối phó với đại dịch Corona. Nhờ giải pháp của Zoom, nhiều doanh nghiệp và tổ chức đã vượt qua rào cản khoảng cách, kết nối mạnh mẽ, công việc hiệu quả và tiết kiệm tối đa.

Đây không chỉ là giải pháp tạm thời vượt qua mùa dịch mà còn là xu hướng tất yếu của tổ chức, doanh nghiệp và đào tạo trong kỷ nguyên công nghệ 4.0.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm