Chuyển đổi số

Thừa Thiên Huế: Ưu tiên xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp 4.0

DNVN – Trong năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu thu hút được 20 dự án với tổng vốn khoảng 10.000 tỷ đồng, trong đó đặc biệt ưu tiên đẩy mạnh xúc tiến đầu tư lĩnh vực công nghiệp 4.0, như: Công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp văn hóa, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vật liệu mới, công nghệ sinh học…

Thừa Thiên Huế: Khai trương sàn thương mại điện tử kinhtehoptac.com / Thừa Thiên Huế: Ứng dụng CNTT khuyến khích sử dụng các dịch vụ trực tuyến phòng chống dịch Covid-19

Ngày 7/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ban hành kế hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh năm 2020, với mục tiêu thu hút được 20 dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 10.000 tỷ đồng (tương đương 400 triệu USD).
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những lĩnh vực tỉnh Thừa Thiên Huế ưu tiên xúc tiến đầu tư (Ảnh: ST)

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những lĩnh vực tỉnh Thừa Thiên Huế ưu tiên xúc tiến đầu tư (Ảnh: ST)

Theo đó, các lĩnh vực kêu gọi đầu tư, gồm: Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; du lịch, dịch vụ du lịch, bất động sản; hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu phi thuế quan; công nghiệp sản xuất; kêu gọi đầu tư cho các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vắc xin, sinh phẩm), giáo dục đào tạo; công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ khác trong chuỗi giá trị của Khu vực Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương.
Đặc biệt, tỉnh ưu tiên đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực liên quan công nghiệp 4.0, như: Công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp văn hóa khai thác các giá trị văn hóa, di sản của cố đô Huế, công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vật liệu mới, công nghệ sinh học và một số ngành liên quan khác phù hợp định hướng phát triển của tỉnh.
Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh Thừa Thiên Huế (Ảnh: ST)

Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh Thừa Thiên Huế (Ảnh: ST)

Để đạt được chỉ tiêu nêu trên, trong kế hoạch đã đưa ra các nhiệm cụ thể, gồm: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư đối với thị trường trong nước, ngoài nước; Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư; Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư; Đào tạo tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư; Chuẩn bị điều kiện sẵn sàng về tiếp cận đất đai để triển khai các dự án trọng điểm...
Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án sau khi được cấp phép đầu tư để đẩy nhanh tiến độ; thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư với phương châm “đồng hành cùng doanh nghiệp vì Giấc mơ Huế”.
Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm