Hỗ trợ doanh nghiệp

6 tháng đầu năm, doanh thu của 62 trạm BOT đạt 5.088 tỷ đồng

DNVN – Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, doanh thu thu phí của 62 trạm BOT hiện có trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 5.088 tỷ đồng với 86.390.526 lượt xe lưu thông qua các trạm.

11 trạm thu phí BOT bị kiểm tra, giám sát doanh thu / "Nới lỏng" điều kiện nhập hộ khẩu - Được gì và mất gì?

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về số tiền thu phí trong 6 tháng đầu năm 2021 của các trạm thu phí BOT trên địa bàn cả nước.

Trong đó, quý I/2021 số thu của các trạm là 3.318 tỷ đồng với 60.111.727 lượt xe lưu thông. Quý II/2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội nên doanh thu của các trạm đạt thấp khoảng 1.769 tỷ đồng với 26.278.799 lượt xe lưu thông.

Trong 2 quý đầu năm, doanh thu thu phí của 62 trạm BOT đạt 5.088 tỷ đồng với 86.390.526 lượt xe lưu thông qua các trạm.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, doanh thu thu phí của 62 trạm BOT hiện có trong 6 tháng đầu năm 2021đạt 5.088 tỷ đồng với 86.390.526 lượt xe lưu thông qua các trạm.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, doanh thu thu phí của 62 trạm BOT hiện có trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 5.088 tỷ đồng với 86.390.526 lượt xe lưu thông qua các trạm.

Hiện Tổng cục Đường bộ đang đôn đốc các Sở Giao thông Vận tải được giao quản lý quốc lộ triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải, ổn định lưu thông hàng hóa, hành khách để đảm bảo số thu phí trong các tháng cuối năm.

Về công tác thực hiện quản lý bảo trì tại các dự án BOT, Tổng cục Đường bộ đã có các văn bản hướng dẫn các nhà đầu tư triển khai công tác bảo trì theo quy định của Nghị của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công, bảo trì công trình xây dựng và các Thông tư của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng.

Đồng thời giao các Cục Quản lý đường bộ tiến hành kiểm tra, nhắc nhở đôn đốc các nhà đầu tư thực hiện công tác bảo trì tại một số dự án bảo trì chậm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đã bị cảnh cáo xử lý.

Tổng cục Đường bộ và các Cục Quản lý đường bộ cũng đã tiến hành chỉ đạo các nhà đầu tư rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định mới vào quy trình bảo trì đã ban hành. Tổ chức kiểm tra xác nhận chi phí quản lý, vận hành khai thác, tổ chức thu phí và kinh phí bảo trì tại các dự án BOT đang khai thác.

Trước đó, hồi tháng 3/2020, Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội và Hiệp hội taxi TP HCM đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải giảm phí BOT 3-5% cho các phương tiện chở khách và hàng hóa để giảm chi phí vận tải.

Cũng trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của chính phủ, các dự án BOT cho biết họ đã bị hụt thu mạnh, nguy cơ vỡ phương án tài chính khi lưu lượng đi lại giảm 70-80% khi dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chưa thể giảm phí.

Thiên An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm