Bảy ông lớn tỷ USD Việt Nam top dẫn đầu châu Á - Thái Bình Dương
Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tư vấn về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp / Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Danh sách ứng viên được sàng lọc từ 3.200 doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương có doanh thu hơn 1 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua. Các ứng viên được xếp hạng dựa theo nhóm 12 tiêu chí, bao gồm: doanh thu trung bình 5 năm, mức tăng trưởng doanh thu vận hành, lợi nhuận trên vốn và mức tăng trưởng dự kiến trong 1-2 năm tới.
Trong khi đó, còn nhiều cái tên lớn đã không lọt top này như Petrolimex, Vinhomes, Lọc hóa dầu Bình Sơn, PV GAS, Hòa Phát,... cho dù doanh thu cũng rất lớn. Petrolimex thậm chí là quán quân về doanh thu trong năm 2018, trong khi Vinhomes đứng đầu về lợi nhuận khối doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.
Trong 7 cái tên được Forbes Asia nhắc tới không có gì bất ngờ bởi đây đều là những doanh nghiệp có doanh thu lớn, lợi nhuận cao và đặc biệt là triển vọng và rất tham vọng.
Danh sách 7 doanh nghiệp Việt có doanh thu tỷ USD tốt nhất.
Masan Group không phải là doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất nhưng được xếp vị trí hàng đầu trong các đế chế tỷ USD Việt. Mặc dù vậy, doanh nghiệp Việt nổi bật nhất được nhắc đến là Vingroup của tỷ phú USD số 1 Việt Nam Phạm Nhật Vượng.
Theo Forbes Asia, tài sản của tập đoàn kinh doanh đa ngành khổng lồ Vingroup tiếp tục được đa dạng hóa. Sau khi xuất xưởng chiếc xe hơi đầu tiên vào tháng 6/2019, Vingroup tiếp tục tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới: thành lập hãng hàng không để tận dụng thị trường du lịch đang nở rộ tại Việt Nam. Doanh thu của Vingroup tăng 36% lên 122.000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng đạt 3.800 tỷ đồng trong năm 2018 khi công ty tiếp tục đầu tư mạnh vào mảng sản xuất ô tô.
VietJet (VJC) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng được nhắc tới ở vị trí nổi bật. Theo Forbes Asia, VJC đã nhanh chóng chứng tỏ khả năng của mình khi trở thành hãng hàng không cung cấp dịch vụ cho khoảng 23 triệu hành khách trong năm 2018, chiếm 46% thị phần của thị trường hàng không đang phát triển của Việt Nam.
Lợi nhuận ròng của công ty đã tăng 5,3% lên 5.300 tỷ đồng, doanh thu tăng 27% lên 54.000 tỷ đồng vào năm 2018. Năm 2019, bằng việc bổ sung thêm các tuyến bay quốc tế mới, Vietjet kỳ vọng sẽ còn phát triển nhanh, với số hành khách sử dụng dịch vụ lên tới 30 triệu người.
Tư nhân bứt phá, dồn dập hút vốn ngoại
Trong khi đó, theo ghi nhận của Forbes, Masan (MSN) của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang có doanh thu 1,659 tỷ USD, lợi nhuận ròng 214 triệu USD. Vốn hoá thị trường của Masan đạt 3,766 tỷ USD.
Đây là danh hiệu thứ 3 của doanh nghiệp này trong vòng 2 tháng qua. Trước đó, MSN đã được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2019.
CTCP Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài đứng ở vị trí thứ 3 với sự phát triển bùng nổ cùng một loạt chuỗi bán lẻ điện thoại, Bách hoá Xanh và Điện máy Xanh. Trong 2018, MWG có doanh thu 3,758 tỷ USD, lợi nhuận ròng 125 triệu USD, vốn hóa thị trường đạt 2,174 tỷ USD.
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) được ghi nhận trong danh sách với doanh thu 1,562 tỷ USD năm 2018, lợi nhuận ròng 181 triệu USD và vốn hóa thị trường đạt 7,734 tỷ USD.
Còn Vinamilk ghi nhận doanh thu năm 2018 đạt 2,283 tỷ USD, lợi nhuận ròng 444 triệu USD và giá trị vốn hoá thị trường đạt 9,076 tỷ USD.
Vinamilk của bà Mai Kiều Liên gần đây cũng được Forbes Việt Nam đánh giá là công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm thứ 7 liên tiếp. Trước đó, vào tháng 7/2019, Vinamilk là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất góp mặt trong top 50 doanh nghiệp niêm yết quyền lực nhất châu Á.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Techcombank của tỷ phú USD Hồ Hùng Anh có doanh thu đạt 1,338 tỷ USD, lợi nhuận ròng đạt 368 triệu USD và giá trị vốn hoá vượt 3,27 tỷ USD.
Trong năm 2018, Techcombank của tỷ phú USD Hồ Hùng Anh đã ghi những dấu ấn tăng trưởng mạnh mẽ: bùng nổ về mặt quy mô và cả chất. Techcombank tăng vốn thần tốc và áp sát top 3 ông lớn Vietinbank, Vietcombank, BIDV.
Không chỉ mở rộng quy mô vốn điều lệ, Techcombank có những bước đi khá ấn tượng trong hoạt động huy động vốn để phục vụ cho hoạt động cho vay với nhóm đối tượng khách hàng tầm trung cao. Lượng tiền huy động của Techcombank tăng mạnh trong 4 năm gần đây nhờ hàng loạt dịch vụ khá thiết thực đối với khách hàng, điển hình là cú chơi lớn 0 đồng phí dịch vụ ngân hàng,...
Một điểm chung trong các định chế Việt có doanh thu tỷ USD tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương là triển vọng sáng sủa các doanh nghiệp đầu ngành, có mạng lưới hoặc/và hệ sinh thái lớn, nổi nhanh trong khu vực và thu hút dòng vốn ngoại lớn. Bên cạnh đó, các DN này luôn thể hiện tham vọng lớn khi mở các mảng mới để phát triển dài hạn. Nếu VinGroup có ô tô và hàng không. Thế giới di động phát triển rộng hệ thống bán lẻ thì Masan Group với công ty con Masan MEATLife (“MML”) đang tập trung phát triển ngành thịt với sản phẩm thịt mát đầu tiên được chứng nhận với công nghệ chế biến đạt chuẩn châu Âu vào tháng 12/2018. Masan có kế hoạch đưa cổ phiếu MML lên UPCoM) trong năm 2019.
Theo báo cáo mới nhất của Dragon Capital, Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng vừa lọt top 10 cổ phiếu lớn nhất trong danh mục của VEIL, quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý với giá trị danh mục hơn 1,5 tỷ USD.
Hồi cuối tháng 5, Vingroup và doanh nghiệp con đã thu về khoảng 1 tỷ USD từ Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc. Vinfast của Vingroup thu hút sự quan tâm của các nước trong khu vực, trong đó có Malaysia.
Trong năm 2018, Techcombank của ông Hồ Hùng Anh cũng đã bán cổ phiếu cho NĐT nước ngoài thu về 21.000 tỷ đồng. Masan Group cũng hút 470 triệu USD từ SK Group trong 2018,... Thế Giới Di Động, Vinamilk, Vietjet Air, Sabeco đều là những cổ phiếu ưa thích của khối ngoại. Trong khi Sabeco đã được người Thái chi 5 tỷ USD để sở hữu quá bán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo