Đà Nẵng có nhiều cơ hội thành công với công nghiệp bán dẫn
Đà Nẵng: Phát hiện nhiều cửa hàng bán sản phẩm Adidas, Christian Dior giả / Quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng Đà Nẵng
Vì sao Đà Nẵng chú trọng công nghiệp công nghệ cao?
Phát biểu tại buổi lễ nêu trên, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh nhấn mạnh, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) công nghiệp công nghệ cao, trọng tâm là công nghệ vi mạch bán dẫn, được xác định là chiến lược quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP thời gian tới.
Ông Trịnh Thanh Lâm – Giám đốc kinh doanh Synopsys Nam Á phát biểu tại buổi lễ.
Theo ông Trịnh Thanh Lâm – Giám đốc kinh doanh Synopsys Nam Á, Synopsys là công ty tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) lớn nhất thế giới, cung cấp các công cụ và dịch vụ cho ngành sản xuất và thiết kế chất bán dẫn. Việt Nam là một trong những địa điểm đầu tư chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương của Synopsys.
Ông Trịnh Thanh Lâm cho biết, khi nghiên cứu về chiến lược phát triển của Đà Nẵng, ông nhận thấy nếu lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ thông thường thì TP này không còn quỹ đất. Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) của Đà Nẵng năm 2022 khoảng 5 tỉ USD, thu ngân sách của TP dưới 1 USD; năm 2023 có thể còn thấp hơn do thực hiện các chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp.
“Công nghiệp bán dẫn chắc chắn là công nghệ cao, Đà Nẵng không còn quỹ đất để làm công nghệ thông thường, muốn phát triển thì bắt buộc phải chọn phát triển công nghiệp công nghệ cao, trong đó có công nghiệp bán dẫn. Câu hỏi đặt ra là người Việt có làm được công nghệ cao hay không?”, ông Trịnh Thanh Lâm nêu vấn đề.
“Làm công nghiệp bán dẫn khác với làm công nghiệp phần mềm, đòi hỏi suất đầu tư cao. Nhưng có thể khẳng định Việt Nam, Đà Nẵng hoàn toàn có thể làm công nghệ cao. Chỉ cần đầu tư tối thiểu nhưng với nguồn nhân lực của Đà Nẵng thì hoàn toàn có thể thành công. Với chất lượng của kỹ sư Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia vào những chuỗi công nghệ lớn nhất trên thế giới”, ông Trịnh Thanh Lâm nói.
Ông cho biết, qua khảo sát, hiện nay các trường đại học tại Đà Nẵng đang giảng dạy các chương trình về công nghệ bán dẫn không khác gì với thế giới, có giáo trình đã giảng dạy bằng tiếng Anh. Như vậy, hoàn toàn có thể đáp ứng nguồn nhân lực cho các công ty ở Đà Nẵng và hướng đến việc cung cấp nguồn nhân lực cho các công ty trên toàn cầu.
Theo ông Trịnh Thanh Lâm, cùng với tầm nhìn của lãnh đạo TP, sự sẵn sàng của các trường đại học thì Đà Nẵng cũng đã có cơ sở hạ tầng cho các công ty thiết kế chip; cơ sở hạ tầng cho các công ty kiểm thử, lắp ráp; cơ sở hạ tầng cho các công ty sản xuất thiết bị. Mục tiêu của TP Đà Nẵng đến năm 2023 đào tạo 10.000 kỹ sư thiết kế và kiểm thử, bao gồm cả nâng cấp kỹ năng.
Sẽ có trung tâm ươm tạo công nghiệp bán dẫn tiêu chuẩn quốc tế
Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, ông Trịnh Thanh Lâm kiến nghị Đà Nẵng nên đi theo hướng đầu ra cần bao nhiêu kỹ sư thiết kế chip thì đào tạo bấy nhiêu và điều chỉnh theo nhu cầu, điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay. Cùng với đó, TP cần đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo, ươm tạo, chuyển giao công nghệ thiết kế chịp tập trng, tiêu chuẩn quốc tế.
Giám đốc kinh doanh Synopsys Nam Á thông tin: “Tôi được biết, trong chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam sắp được Thủ tướng Chính phủ ban hành sắp tới thì Đà Nẵng được xác định sẽ có một trung tâm ươm tạo mang tầm thế giới. Synopsys có kế hoạch đầu tư lớn vào trung tâm ươm tạo công nghiệp bán dẫn của Đà Nẵng”, ông Trịnh Thanh Lâm nhấn mạnh.
Và cùng với đầu tư xây dựng trung tâm ươm tạo, ông Trịnh Thanh Lâm cũng đề xuất TP Đà Nẵng cần tập trung đầu tư hạ tầng phần cứng, phần mềm, Cloud mà các trường đại học, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể chia sẻ với ưu đãi cao nhất; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong thiết kế chip, bảo đảm tạo ra các sản phẩm cạnh tranh được ở các thị trường quốc tế.
Hiệnnay Tập đoàn Intel đang triển khai chương trình Sẵn sàng cho số hóa (Intel Digital Readiness Program) nhằm hỗ trợ, cung cấp kiến thức, giúp người dân, sinh viên, chuyên gia, lãnh đạo của 26 quốc gia trên toàn cầu có cơ hội tiếp cận với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), khai thác tối đa những cơ hội nền kinh tế số mang lại. Đặc biệt tập trung tại 4 quốc gia: Hoa Kỳ, Đức, Hàn Quốc và Việt Nam.
Trong đó, Việt Nam là quốc gia đang phát triển duy nhất được tham gia chương trình đặc biệt này của Intel. Ngay sau chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo TP Đà Nẵng đến Tập đoàn Intel ngày 17/11 vừa qua, tập đoàn này đã quyết định đưa chương trình đào tạo về Al đến với TP Đà Nẵng, đào tạo cả về tin chỉ và đạo tạo bậc đại học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo