Hỗ trợ doanh nghiệp

DNNVV trong lĩnh vực bán lẻ: "Hãy nghĩ lớn và làm nhỏ"

DNVN - Ông Trần Trọng Tuyến, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), đã truyền thông điệp ngắn gọn nhưng xúc tích này tới cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ trong bối cảnh công nghệ bùng nổ và thay đổi từng ngày.

Tổng cục Thuế giải đáp hàng loạt câu hỏi về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp / 386 doanh nghiệp được cấp Giấy Chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ

Tại Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam diễn ra hôm 20/3, Tổng thư ký VECOM cho rằng, với các DNNVV chỉ cần bỏ ra chi phí ứng dụng công nghệ dưới 1 triệu/ tháng và chỉ cần 1 - 2 nhân công, sẽ hoàn toàn mang lại những trải nghiệm mới cho khối DN này.
Nhấn mạnh công nghệ mang lại tăng trưởng không giới hạn cho DN nói chung và cộng đồng DNNVV nói riêng, ông Tuyến gợi ý các DN nên áp dụng ngay công nghệ phải hoạt động sản xuất, kinh doanh để mang lại hiệu quả.
Ông lấy ví dụ về một DNNVV ở Hưng Yên chỉ có tất cả 5 người và toàn là người thân trong gia đình, DN bán lẻ này bán hàng khắp Việt Nam bằng các hệ thống tương tác với khách hàng. Theo đó, họ thực hiện 1.000 đơn hàng mỗi ngày.
"Công nghệ sản xuất ra để ứng dụng cho DN nhỏ và vừa chứ ko phải là rào cản đối với họ. Cần phải tạo trải nghiệm nhất quán và tức thì đối với các DN, đặc biệt là đối với các DNNVV.
Mô hình tiêu biểu cho DN bán lẻ là DNNVV: các kênh từ online đến offline, giải pháp đồng bộ, nhất quán giúp các chủ DN xử lý đơn hàng hiệu quả, tạo sự thoải mái cho khách hàng", ông Tuyến gợi ý các giải pháp cho DNNVV hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ.
Trước đây, nếu doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ vận chuyển thường dùng các dịch vụ thủ công. Nhưng bây giờ, các mô hình bán hàng đa kênh như vậy cho phép kết nối các đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp có thể sử dụng trọn gói quy trình xử lý đơn hàng của mình trên hệ thống và có thể giảm một nửa nhân sự.
Ông Trần Trọng Tuyến (ngoài cùng bên trái và các diễn giả tham gia tọa đàm.

Ông Trần Trọng Tuyến (ngoài cùng bên trái và các diễn giả tham gia tọa đàm.

Theo đánh giá của Tổng thư ký VECOM, các DNNVV ít vốn, ít nhân lực, thậm chí là chưa có kinh nghiệm, nên cần sử dụng các loại công nghệ được thiết kế dành riêng cho những doanh nghiệp quy mô nhỏ để giảm chi phí, rút ngắn khả năng ứng dụng công nghệ, cũng như tăng khả năng cạnh tranh.
Việc DN có chi phí giảm và khách hàng tăng lên sẽ khiến DN có cơ hội tăng tăng lượng khách hàng và tăng doanh thu của chính mình. Đấy là các lợi thế có thể mang lại cho các DNNVV.
Ngoài ra, ông Tuyến cũng lưu ý với DNNVV là ngoài việc "nghĩ lớn" như trên, cần phải "làm nhỏ". Hãy bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình bằng những việc nho nhỏ thể hiện sự quan tâm và để khách hàng nhớ đến mình, chẳng hạn chỉ cần gửi tấm thiệp xinh xắn cho các khách hàng là nữ nhân ngày 08/3 hay 20/10... Chỉ bằng một hành động nhỏ như vậy, nhưng đã lưu phần nào trong đầu khách hàng về thương hiệu của mình.
Trong khi đó, bà Đặng Thúy Hà – Giám đốc Khu vực miền Bắc – Công ty Nghiên cứu Thị trường Nielsen Việt Nam, cho rằng: Với các DNNVV điều quan trọng nhất là phải xác định khách hàng mục tiêu. Trong khi các DN lớn đánh rất nhiều vào những khách hàng khác nhau thì với DN nhỏ phải xác định nào khách hàng nào là mục tiêu, khách hàng nào là quan trọng nhất. Sau đó, xác định sản phẩm nào, dịch vụ nào cần phải cung cấp cho họ, họ tiếp cận kênh nào, tiếp cận điểm chạm nào...
Toàn cảnh diễn đàn.

Toàn cảnh diễn đàn.

"Đối với DN nhỏ phải đi từng bước vững chắc. Có khách hàng rồi thì phải giữ khách hàng, phát triển khách hàng, đó chính là công tác chăm sóc khách hàng sau bán rất quan trọng", bà Hà nói thêm.
Phát biểu tại diễn đàn, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú chia sẻ: Đối với Việt Nam, với dân số trên 90 triệu người, trung bình 1 người có 24h kết nối mạng trong mỗi tuần, với việc phổ biến, sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị khác là điều kiện để các nhà bán lẻ áp dụng những công nghệ bán hàng tiên tiến của mình. Các nhà bán lẻ Việt Nam cần đi nhanh hơn, đi cùng nhau để có một sức mạnh tổng hợp nhất là trong điều kiện đa số các doanh nghiệp Việt còn nhỏ bé trên thị trường.
Ông Phú đã đưa ra một số vấn đề cốt yếu của nhà bán lẻ cần lưu ý đó là tốc độ, thương hiệu và đặc biệt là niềm tin khách hàng. Niềm tin và thương hiệu không thể gây dựng một sớm, một chiều mà phải bằng một quá trình dài lâu mới có thể thực hiện được. Cần đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực chuyên nghiệp để thu mua, quản lý và bán ra hàng hóa hàng ngày, công nghệ 4.0 đã lan tỏa nhanh vào hệ thống bán lẻ Việt Nam.
Trong điều kiện thực tế như vậy không có lý do gì mà chúng ta không tận dụng khai thác được nó trong năm 2019 và những năm tiếp theo, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
Sau khi chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc và gặt hái được nhiều thành quả tích cực, với kênh bán lẻ hiện đại chiếm 26% thị phần với tốc độ tăng trưởng 11,8%.
Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, thiếu tinh thần liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường bán lẻ.
Số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho thấy: quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây đang tăng nhanh chóng. Nếu như năm 2010 là 88 tỷ USD thì đến năm 2017 là 130 tỷ USD, dự báo năm 2020 là 179 tỷ USD.

Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm