Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp tăng nội lực phát triển bền vững

Không ít doanh nghiệp ngần ngại trong đầu tư cho chiến lược phát triển bền vững vì đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn nhưng chưa đem lại kết quả tức thì. Câu chuyện con gà có trước hay quả trứng có trước vẫn khiến nhiều doanh nghiệp phân vân.

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp / Tôn vinh 22 doanh nghiệp đạt sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2019

Tại Hội thảo Doanh nghiệp (DN) Việt Nam hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững diễn ra ngày 17/12, ông Lê Xuân Thịnh, Giám đốc Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, cho biết 90% nguồn tài nguyên trở thành chất thải ngay sau khi được khai thác, 80% sản phẩm được thải bỏ sau 1 lần sử dụng. Để sản xuất 1 tấn giấy, DN cần sử dụng 100 tấn nước, sau đó thải ra môi trường…

Thoát khỏi vòng luẩn quẩn

Việt Nam là quốc gia tiêu thụ năng lượng và nguyên vật liệu lớn nhằm đảm bảo để nền kinh tế có tăng trưởng. Mỗi năm, tiêu thụ năng lượng tăng từ 8-10%, nhưng phát thải CO2 cũng rất lớn - nguyên nhân gây ô nhiễm không khí hiện nay. Cường độ tiêu thụ về nguyên vật liệu của Việt Nam gấp 1,5 - 2 lần so với các nước như Thái Lan, Singapore.

Ông Thịnh cảnh báo: “Xu thế nhiệt độ trung bình thế giới tăng lên, biến đổi khí hậu ngày càng cao, dự báo của các nhà khoa học gần 2 thập kỷ tới không phải chiến tranh về lương thực, địa lý mà chiến tranh về nguồn nước. Bằng chứng tại Việt Nam đến mùa khô, Thủy điện sông Đà và Hòa Bình đang đối mặt với lượng nước suy giảm”.

Theo các chuyên gia, bài học thực tế có nhiều DN đối mặt với khó khăn, thua lỗ vì không phát triển bền vững như Xi măng Vicem Hải Phòng là một điển hình, cho đến nay vẫn chưa thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.

Ông Bùi Hồng Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam, cho biết sở dĩ Xi măng Vicem Hải Phòng thua lỗ là bởi công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến phải chuyển cơ sở sản xuất ra ngoài khu dân cư, sản phẩm kém sức cạnh tranh nên không thể xuất khẩu được.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thực tế hiện nay tại Việt Nam có đến 97% DN nhỏ và vừa. Trong khi đó, để phát triển bền vững, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, DN thường phải đầu tư khoản vốn rất lớn để đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất hoặc thay thế nguyên liệu đầu vào…, nhưng chưa đem lại hiệu quả tức thì. Đó chính là nguyên nhân khiến nhiều DN còn e ngại.

Điều này tạo thành vòng luẩn quẩn: DN sử dụng công nghệ lạc hậu dẫn đến chi phí cao, khả năng cạnh tranh thấp, không có nguồn lực để đầu tư phát triển.

Ông Thịnh khẳng định áp dụng sản xuất sạch hơn trong bất kỳ ngành nào đều giúp DN khai thác hiệu quả tài nguyên, sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Ví dụ, CTCP Giấy xuất khẩu Thái Nguyên đầu tư 2,5 tỷ đồng vào công nghệ để sản xuất sạch hơn, qua đó đã giảm phát thải 125 tấn CO2/năm, giảm nước thải 114.400 m3/năm, giảm bụi thải 5,19 tấn/ năm, mang về lợi nhuận 1,5 tỷ đồng/năm.

Hay như CTCP Mía đường Sông Con (Nghệ An) đầu tư 150 triệu đồng lắp đặt hệ thống phá cặn lò hơi bằng hóa chất hoạt động liên tục để tăng hiệu suất trao đổi nhiệt; thu hồi nước ngưng tái sử dụng cho nồi hơi, bảo ôn sửa chữa các vị trí rò rỉ hơi. Qua đó đã tiết kiệm được 360 triệu đồng/năm, giảm phát thải khí CO2 ra môi trường.

Chiến lược kinh doanh của DN phải hướng tới áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường

Chiến lược kinh doanh của DN phải hướng tới áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường

Cần chủ động

Đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách có liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững nhằm sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững.

Thống kê cho thấy trong giai đoạn 2011- 2015, tỷ lệ năng lượng tiết kiệm của Việt Nam đạt 5,6%, tương đương với tổng năng lượng tiết kiệm được gần 11,3 triệu tấn dầu quy đổi (TOE). Trong đó, cường độ năng lượng của các ngành sản xuất công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng đều giảm dần: ngành thép giảm 8,1%, xi măng giảm 6,3%, dệt sợi giảm 7,3%.

Liên quan tới vấn đề quản lý chất thải và giảm thiểu chất thải công nghiệp từ quá trình sản xuất thông qua tái chế, tái sử dụng chất thải, Việt Nam đã có một số dự án nhằm tái sử dụng phế thải vật liệu, tro xỉ để sản xuất ra vật liệu xây dựng hay tái chế chất thải thành năng lượng.

 

Tuy nhiên, những dự án này vẫn chỉ mang tính thí điểm và còn riêng lẻ, chưa trở thành mô hình phổ biến ở Việt Nam. Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, nhất là xử lý chất thải công nghiệp thời gian qua chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp. Các DN trên thực tế vẫn chưa chú trọng các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải.

Giám đốc Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam cho rằng các DN Việt Nam cần tiếp cận phương pháp sản xuất sạch hơn một cách chủ động. Việc tiếp cận sản xuất sạch hơn đơn giản từ việc thiết kế nhà máy, dây chuyền để giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng cho 1 đơn vị sản phẩm, từ điện, nước, hóa chất, nguyên phụ liệu, cho tới việc loại bỏ tối đa các vật liệu độc hại… Đối với sản phẩm, sản xuất sạch hơn giúp giảm được ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến loại bỏ.

Sản xuất sạch hơn có thể diễn ra từ quá trình sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, tiêu thụ.

Đại diện HTX Đầu tư nông trại xanh và Phát triển bò Ba Vì (Hà Nội), chia sẻ năm 2016-2018 là thời điểm khó khăn nhất của ngành chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì do giá sữa thu mua của các nhà máy tại địa phương thấp nhất cả nước. Thời điểm đó, việc minh bạch chất lượng sản phẩm là bài toán khó cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, năm 2018, HTX đã quyết định chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa gia công tại nhà máy, sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của người dân tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

“Đây là việc làm ý nghĩa có hiệu quả to lớn về mặt kinh tế, giải quyết việc làm cho thành viên, đưa sản phẩm tiếp cận thị trường nhanh chóng, góp phần tăng doanh thu và sự phát triển bền vững”, đại diện HTX cho hay.

 

Các chuyên gia khẳng định cần có những nỗ lực lớn hơn nữa để các DN Việt Nam không chỉ nhận thức được xu thế và tầm quan trọng của sản xuất và tiêu dùng bền vững, mà còn chuyển nhận thức thành ý thức và hoạt động tự thân của chính mình. Có như vậy, Việt Nam mới có thể đạt được mục tiêu đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động quốc gia về sản xuất, tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, để chương trình này đạt được hiệu quả, các chuyên gia kiến nghị cần có các cơ chế ưu đãi đặc thù thu hút các DN sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường. Đồng thời, hỗ trợ áp dụng thí điểm và phổ biến nhân rộng các mô hình về chuỗi cung ứng bền vững các sản phẩm, dịch vụ của nền kinh tế. Bên cạnh đó, có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tăng cường liên kết giữa các nhà cung cấp nguyên liệu - nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng trong việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường…

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mạivà công nghiệp Việt Nam

Các DN Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, sự phát triển bền vững là yêu cầu thời đại, DN cần bắt kịp. DN cần chú trọng đổi mới quản trị chiến lược để hướng tới phát triển bền vững. Trong chiến lược kinh doanh, DN cần hướng tới sự sáng tạo, đổi mới, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

 

Ông Hoàng Đức Hùng - Phó Tổng giám đốc công ty PwC Việt Nam

Xu hướng DN đi đúng vào bản chất của phát triển bền vững chưa quá phổ cập, mà hiện nay mang tính PR cho DN nhiều hơn. Tính gắn kết của những việc mà DN làm gắn với mục tiêu tăng trưởng vẫn còn thiếu. Có thể một mặt DN vẫn hướng tới lợi nhuận, một mặt thực hiện một số tiêu chí về phát triển bền vững để thể hiện được hình ảnh DN , nhưng các yếu tố này không liên kết được với nhau.

Ông Đặng Hải Dũng - Văn phòng Sản xuất sạch hơn và Tiêu dùng bền vững

Sản xuất và tiêu dùng bền vững là khâu mấu chốt quyết định đến tăng trưởng bền vững của mỗi quốc gia, kết nối được vấn đề phát triển và môi trường. Việc chuyển đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững sẽ quyết định chất lượng tăng trưởng của DN và rộng hơn là cho cả nền kinh tế: Tăng lên phúc lợi xã hội từ các hoạt động kinh tế bằng việc giảm thiểu sử dụng tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm