Hỗ trợ doanh nghiệp

Mỹ áp thuế thép 456%, doanh nghiệp Việt không quá ảnh hưởng

Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 16/12 thông báo chính thức quyết định áp thuế cao nhất là 456% lên một số sản phẩm thép được sản xuất tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan (Trung Quốc), sau đó nhập về Việt Nam để gia công trước khi xuất khẩu sang Mỹ dưới dạng thép không gỉ và thép cán nguội.

Hoá giải điểm nghẽn để da giày Việt Nam phát triển từ CPTPP, EVFTA / Microsoft công bố thiết kế logo Windows mới

Sau thông tin này, một số cổ phiếu doanh nghiệp ngành tôn thép giảm sâu trong phiên giao dịch hôm nay như HPG của Hòa Phát giảm 2,5%, HSG của Hoa Sen giảm 3,9%, NKG của Nam Kim giảm 3,4%.

Một nhà máy thép ở Việt Nam - Ảnh: REUTERS

Một nhà máy thép ở Việt Nam - Ảnh: REUTERS

Kể từ khi Trung Quốc bị Mỹ áp thuế chống phá giá, tất cả các nhà máy Việt Nam đều được áp dụng cơ chế tự khai báo nguyên liệu về nguồn nguyên liệu mình sử dụng (miễn là nằm ngoài nguyên liệu Trung Quốc) nên vẫn có thể thực hiện xuất khẩu bình thường. Trong giai đoạn này, các nhà máy Việt Nam đều hợp tác trả lời.Thực tế năm 2016, DOC bắt đầu điều tra thuế lẩn tránh cho mặt hàng core (bao gồm tôn lạnh/tôn mạ kẽm/tôn mạ màu - gọi chung là thép không gỉ) nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ nếu bị cáo buộc sử dụng nguyên liệu thép cán nóng (HRC) và thép cán nguội (CRC) từ Trung Quốc.

Đến năm 2018, một cuộc điều tra lẩn tránh thuế tương tự sản phẩm thép Việt Nam sử dụng nguyên liệu từ Đài Loan và Hàn Quốc. Giai đoạn điều tra này chỉ có 3 nhà máy của Việt Nam trong danh sách hợp tác (Nam Kim, Sunsco và CSVC).

Các doanh nghiệp hợp tác điều tra với DOC sẽ không chịu ảnh hưởng từ quyết định áp thuế mới, trong khi đó các nhà máy không hợp tác sẽ phải đóng trước một khoản ký quỹ (giới thạo tin cho rằng mức ký quỹ phải trên 200%) khi xuất các sản phẩm thép trên vào Mỹ.

Nam Kim vẫn xuất khẩu bình thường, Hòa Phát không ảnh hưởng

 

Ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Thép Nam Kim, cho biết do nằm trong danh sách hợp tác với cơ quan điều tra DOC nên các giao dịch bán hàng đi Mỹ vẫn tiến hành bình thường (đúng tiêu chí không sử dụng nguồn nguyên liệu từ 3 nước bị điều tra). Do đó, ông khẳng định công ty sẽ không bị tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.

Hiện nay sản lượng xuất khẩu của Thép Nam Kim khoảng 50% tổng sản lượng, riêng xuất khẩu đi Mỹ chiếm 10% sản lượng xuất khẩu, tương đương không quá 5% tổng sản lượng bán hàng của công ty.

“Hiện nay, Nam Kim đã chủ động nguồn cung nguyên liệu HRC với 60% từ Formosa và 15% từ Nippon Steel nên đáp ứng các điều kiện xuất xứ khi xuất khẩu. Năm 2019, Nam Kim vẫn sẽ giữ vững thị trường Mỹ và đã có những hợp đồng xuất khẩu cho quý I/2020”, CEO Võ Hoàng Vũ cho biết thêm.

thep96-8501-1576590926.jpg

Một nhà máy thép của Nam Kim. Ảnh: Nam Kim

Với Hòa Phát, đại diện truyền thông cho biết sản phẩm xuất khẩu là thép xây dựng (không thuộc các sản phẩm bị đánh thuế) và hầu như không còn xuất khẩu vào Mỹ trong một vài tháng gần đây. Thị trường chủ lực của công ty là trong nước (số liệu xuất khẩu 11 tháng là 220.000 tấn, trong khi sản lượng trong nước gần 2,5 triệu tấn).

 

Nhiều công ty chứng khoán cũng từng cho rằng tác động cụ thể lên ngành thép Việt Nam là không quá lớn. Chứng khoán SSI nhận định một số doanh nghiệp sản xuất thép dẹtcó thể phải chịu thuế, trong khi Hoà Phátsẽ không phải chịu thuế do chỉ xuất khẩu thép dài. Dù vậy, việc áp thuế lần này không gây ảnh hưởng đáng kể lên các nhà sản xuất thép dẹt do các nhà máy đã lường trước rủi ro về các biện pháp bảo vệ ngành thép của Mỹ và nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu.

Thị trường chứng khoán phiên 17/12 ghi nhận sự lao dốc của các cổ phiếu ngành thép. Các mã như HPG, HSG, NKG hay HMC đều giảm giá mạnh; trong đó, HPG giảm 2,5% xuống 23.150 đồng/cp và khớp lệnh 9,9 triệu cổ phiếu, HSG giảm 3,9% xuống 8.090 đồng/cp và khớp lệnh 10,9 triệu cổ phiếu, NKG giảm 3,4% xuống 6.750 đồng/cp.


Chứng khoán FPT đánh giá tổng thể xuất khẩu thép sẽ không bị tác động trọng yếu. Tuy nhiên, nhóm tôn mạ có thể bị ảnh hưởng hơn cả do đây là sản phẩm chính xuất khẩu sang Mỹ (cơ cấu tôn mạ chiếm 70-80% sản lượng thép Việt Nam xuất sang Mỹ).Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết xuất khẩu thép vào Mỹ chỉ chiếm chưa đến 2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam. Do đó, các mức thuế quan mới chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến kim ngạch xuất khẩu nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định đến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

CEO Thép Nam Kim cũng cho rằng tác động của quyết định trên không ảnh hưởng quá lớn đến tổng thể ngành thép khi thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng không lớn. Ngoài ra, Mỹ chỉ áp thuế với các công ty đã xuất khẩu với 2 dòng sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội.

 

Theo báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam 9 tháng năm nay tăng gần 4% lên hơn 5,95 triệu tấn, tuy nhiên giá trị lại giảm 8% về 3,9 tỷ USD. Trong đó thị trường Mỹ chỉ chiếm khoảng 6,9% với nhiều mặt hàng khác nhau.

thep-1-8660-1576577774.png

Thị trường xuất khẩu thép 9 tháng của Việt Nam. Nguồn: VSA.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm