Hỗ trợ doanh nghiệp

Tăng cường cấp mã số vùng trồng nông sản phục vụ xuất khẩu

DNVN - Việc nhiều loại nông sản được cấp mã số vùng trồng sẽ giúp đầu ra nông sản rộng mở hơn, đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Lo ngại việc lạm dụng hoạt động kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp / Sắp diễn ra hội nghị quảng bá du lịch Cần Thơ tại Hà Nội

Trong 9 tháng đầu năm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang đã tiến hành giám sát 61 vùng trồng, gồm: 2 vùng trồng xoài xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc, Newzealand và 1 vùng trồng chanh xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, 39 vùng trồng mít, 14 vùng trồng xoài, 4 vùng trồng chôm chôm và 1 vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Tính đến thời điểm hiện tại có 99 vùng trồng đã được cấp mã số, trong đó 40 mã số vùng trồng trên cây mít, 19 mã số vùng trồng trên cây xoài, 18 mã số vùng trồng trên cây nhãn, 10 mã số vùng trồng trên cây dưa hấu, 4 mã số vùng trồng trên cây chanh, 4 mã số vùng trồng trên cây chôm chôm, 2 mã số vùng trồng trên cây thạch đen, 1 mã số vùng trồng trên cây bưởi, 1 mã số vùng trồng trên cây lúa.

Trồng dư lừa

Mô hình rồng dưa lưới đạt chứng nhận tiêu chuẩn an toàn.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp, thì việc thực hiện theo mã số vùng trồng, về ứng dụng truy suất nguồn gốc, cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cũng đã xuất hiện nhiều mô hình và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, còn việc ứng dụng đại trà, quy mô lớn vẫn còn hạn chế, do đó làm sao thời gan tới phổ biến rộng rãi cho bà con để ứng dụng ngày càng tăng lên. Do đó, việc sản xuất, làm sau bà con phải gắn với doanh nghiệp để làm sau sản xuất sản phẩm ra đạt theo tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu".

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã xây dựng phát triển các mô hình chứng nhận tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp (GAP), mô hình sản xuất nâng cao giá trị nông sản, mô hình tích hợp đa giá trị trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Hiện tại có trên 492ha sản xuất đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. Hậu Giang cũng đã xác định 5 sản phẩm chủ lực gồm lúa, mít, chanh không hạt, lươn, cá thát lát và các sản phẩm tiềm năng như: khóm Cầu Đúc, mãng cầu, xoài… Từ đó, tỉnh đã có nhiều diện tích sản xuất cây ăn trái đạt chứng nhận tiêu chuẩn an toàn với diện tích trên 227ha (đạt chứng nhận VietGAP là 133,5ha, GlobalGAP là 94ha). Trên dưa hấu và dưa lưới, diện tích đạt chứng nhận là 13ha.

Đến nay, toàn tỉnh có 100 vùng trồng sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, với diện tích 1.604ha. Trong đó, 91 vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, với diện tích 1.388ha, ước sản lượng đạt 24.574 tấn/năm. 9 vùng trồng xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Hàn Quốc, Mỹ, Australia… với diện tích trên 215ha, sản lượng xuất khẩu đạt trên 4.330 tấn/năm.

 

Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Hậu Giang cho biết, tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của tỉnh chiếm khoảng 27%, vì vậy việc phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Cũng theo ông Tuyên, tỉnh Hậu Giang cũng đặt mục tiêu là hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia sàn thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường xuất khẩu, tiêu thụ nông sản của Hậu Giang trong thời gian tới...

Khánh Ngọc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm