Tìm lời giải cho bài toán "chuyển đổi xanh" qua những mô hình kinh doanh mới
Kinh tế số, kinh tế xanh sẽ là lĩnh vực hợp tác tiềm năng của Việt Nam - Hoa Kỳ / Phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với nền kinh tế xanh
Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã chỉ rõ: mục tiêu tổng quát của chiến lược là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.
Qua đó, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Chính phủ đang tích cực trên hành trình xanh hóa nền kinh tế và điều này đặt ra những yêu cầu mới trong hoạt động quản trị doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc hội thảo "Mô hình kinh doanh mới và định hướng quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi xanh”, ngày 17/8, bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ thục hành chính của Thủ tướng nhấn mạnh: hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm hướng tới sự chia sẻ, trao đổi về mô hình kinh doanh mới, điển hình.
Đó là những mô hình của doanh nghiệp tinh hoa. Tinh hoa không có nghĩa là doanh nghiệp giàu nhất mà câu chuyện về những doanh nghiệp tiên phong, dám nghĩ, dám làm, dám đi đầu. Doanh nghiệp dẫn đầu là doanh nghiệp uy tín, có thể dẫn dắt được mô hình chuyển đổi và tiên phong đi đầu bài toán chuyển đổi xanh trong các lĩnh vực.
“Thông qua các chương trình thí điểm chia sẻ, trao đổi về mô hình kinh doanh mới, điển hình, chúng ta nhận thức được ra sự sẵn sàng của doanh nghiệp đến đâu, khó khăn thách thức liên quan đến bài toán chuyển đổi xanh như thế nào.
Qua đó, tìm cách kết nối với các đối tác tương ứng trong nước, quốc tế để giải mã các bài toán đặt ra, tìm giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi xanh”, bà Thủy nói.
Chia sẻ tại hội thảo, TS Lê Anh Tú – Giám đốc Khối Tư vấn Doanh nghiệp PwC Việt Nam cho rằng, chuyển đổi xanh ảnh hưởng tới nhiều mặt trong quản trị doanh nghiệp.
Chiến lược chuyển đổi xanh tích hợp quản trị rủi ro môi trường và khí hậu cho doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp xây dựng nền tài chính bền vững. Đồng thời, giám sát và đưa ra trách nhiệm giải trình của hội đồng quản trị.
Quá trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp cần khởi đầu với 3 nhiệm vụ chính: đánh giá cơ sở về năng lực xanh hiện tại của doanh nghiệp; phân tích tính trọng yếu; xác định các mục tiêu cho quá trình chuyển đổi xanh.
Sau đó, doanh nghiệp cần tiếp tục xác định các chủ đề cho quá trình chuyển đổi, các sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu và các chỉ số đo lường tiến độ thực hiện những mục tiêu đó.
Để thực hiện chuyển đổi xanh theo cách tiếp cận toàn diện, doanh nghiệp cần tích hợp yếu tố xanh và sự chuyển đổi vào mọi mặt của hoạt động (cấu trúc, con người, quy trình và công nghệ).
“Doanh nghiệp không nên chỉ dừng lại ở xây dựng chiến lược và triển khai sáng kiến, mà cần phải xây dựng thương hiệu, truyền đạt mục tiêu, chủ đề và thành tựu đạt được trong quá trình chuyển đổi xanh tới công chúng.
Ngay cả khi doanh nghiệp đang đi những bước đầu trên con đường này, mọi cam kết và thành tựu đều được công nhận và đánh giá cao”, ông Tú nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc