Hỗ trợ doanh nghiệp

Bình Dương: Doanh nghiệp phải dừng hoạt động nếu không thực hiện "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 địa điểm"

DNVN – Để hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng hàng hóa không bị ngắt quãng do dịch COVID-19, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 địa điểm". Nếu không phải dừng hoạt động kể từ 0h ngày 19/7/2021.

Bình Dương: Trao chứng nhận đầu tư 5 dự án, tổng vốn đầu tư 974,2 triệu USD / Bình Dương: Dừng hoạt động công trình xây dựng nếu không đảm bảo quy định phòng chống dịch

Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Dương vừa phát đi văn bản hỏa tốc gửi các doanh nghiệp KCN, về việc bảo đảm tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong KCN.

95 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã sản xuất theo phương án "3 tại chỗ", với hơn 13.200 công nhân, góp phần thực hiện tốt "mục tiêu kép".

95 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã sản xuất theo phương án "3 tại chỗ", với hơn 13.200 công nhân, góp phần thực hiện tốt "mục tiêu kép".

Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, hiện nay trên địa bàn các KCN tỉnh đã có 95 doanh nghiệp đăng ký sản xuất theo phương án "3 tại chỗ" (sản xuất, ăn, nghỉ tại chỗ), với hơn 13.200 công nhân ở lại sản xuất góp phần thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp này, đề nghị thực hiện và gửi lại phương án sản xuất "3 tại chỗ" về Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, chậm nhất ngày 20/7.

Về xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2, do hiện nay các bệnh viện được phép xét nghiệm khẳng định vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR đang trong tình trạng quá tải nên gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Vì vậy, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương đề nghị đối với doanh nghiệp chưa xuất hiện F0, F1 được lấy kết quả xét nghiệm kháng nguyên bằng phương pháp test nhanh lần đầu và không được cho người lao động ra về mà bắt buộc ở lại để sản xuất.

 

Ngày thứ 3 tiếp tục xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho toàn bộ người lao động. Từ ngày thứ 3 trở đi doanh nghiệp thực hiện định kỳ hàng tuần cho ít nhất 20% số lao động ở lại.

Đối với doanh nghiệp đã xuất hiện F0, F1 và được cơ quan chức năng mở phong tỏa: Yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR (có thể mẫu gộp) cho toàn bộ số lao động đăng ký ở lại sản xuất.

Ngày thứ 3 tiếp tục xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho toàn bộ người lao động. Từ ngày thứ 3 trở đi, doanh nghiệp thực hiện định kỳ hàng tuần cho ít nhất 20% số lao động ở lại.

Cũng theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, các doanh nghiệp không đăng ký phương án sản xuất "3 tại chỗ" thì yêu cầu thực hiện phương án "1 cung đường, 2 địa điểm" (2 địa điểm là khách sạn, ký túc xá, chỗ ở tập trung công nhân và nhà máy sản xuất), doanh nghiệp có trách nhiệm đưa rước công nhân từ nơi ở đến nơi làm việc bằng phương tiện tập trung. Bảo đảm người lao động chỉ có một hành trình duy nhất từ nhà đến công ty và trở về để đảm bảo an toàn sản xuất trong mùa dịch.

“Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp logistics và kinh doanh kho bãi) không thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 địa điểm", thì yêu cầu dừng hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ 0h ngày 19/7/2021, cho đến khi có thông báo mới”, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.

 

Trưng dụng 2 trụ sở của Becamex IDC làm bệnh viện dã chiến

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vừa quyết định trưng dụng các trụ sở, cơ sở vật chất, hạ tầng thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC) làm bệnh viện đã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19.

Theo đó, 2 cơ sở của Becamex IDC được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến, gồm: Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), đường Hùng Vương, phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một và Khu xưởng khởi nghiệp sinh viên, thuộc khuôn viên Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một.

Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm