Hỗ trợ doanh nghiệp

Cải cách kiểm tra chuyên ngành giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 800 tỷ đồng/năm

Theo đánh giá của USAI, nếu thực hiện việc cải cách kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 880 tỷ đồng/năm.

Các tiêu chí xếp hạng biệt thự du lịch / Yêu cầu các cơ sở lưu trú du lịch thường xuyên đánh giá an toàn COVID-19

Tạo cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng cho mọi thành phần kinh tế là một trong những chiến lược đột phá mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thực hiện nội dung này, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính hiện đang gấp rút hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về quản lý, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu (kiểm tra chuyên ngành) để trình Chính phủ trong quý II năm nay ký ban ban hành.

Dự thảo bám sát mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hướng tới việc cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện việc tiếp nhận đăng ký kiểm tra chất lượng, nghĩa là thay vì trước đây, doanh nghiệp phải đi lại, đến nhiều cơ quan kiểm tra chuyên ngành khác nhau, thì nay chỉ cần tới cơ quan hải quan.

Cải cách kiểm tra chuyên ngành giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 800 tỷ đồng/năm - Ảnh 1.

Sắp tới, cơ quan hải quan sẽ là đấu mối kiểm tra chuyên ngành. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Mỗi tháng, một doanh nghiệp ở Hải Phòng thường nhập khẩu vài chục lô hàng về thực phẩm, lô hàng nào cũng bị kiểm tra, dù các lô hàng trước đó hầu như không có vi phạm.

Khi hàng về cảng, doanh nghiệp thường phải đi nhiều cơ quan khác nhau, thực hiện nhiều thủ tục, từ khâu đăng ký cho đến lấy mẫu xét nghiệm, chờ kết quả mất cả tuần, thậm chí nửa tháng. Do vậy, nếu sắp tới chỉ cần đến một đầu mối là cơ quan hải quan thì sẽ tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.

Với một doanh nghiệp khác, trước đây, doanh nghiệp nhiều lần rơi vào tình cảnh chậm thông quan tới hơn nửa tháng vì cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan hải quan không thống nhất về quan điểm kiểm tra. Do vậy, sắp tới cơ quan hải quan là đấu mối tiếp nhận, doanh nghiệp sẽ tránh được tình cảnh trên.

Đánh giá của Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAI) cho thấy, nếu thực hiện việc cải cách kiểm tra chuyên ngành sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 880 tỷ đồng/năm, từ việc cắt giảm được hàng chục nghìn tờ khai và ngày công.

Tạo đột phá trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành

 

Tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ và lấy kết quả tại một đầu mối là cơ quan hải quan, ngoài việc thu gọn đầu mối làm việc, dự thảo Nghị định cũng có những nội dung khác đáng chú ý để tạo đột phá trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Nếu sau kiểm tra, hàng hóa đạt yêu cầu nhập khẩu thì lần nhập sau sẽ được chuyển từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường và sau đó là kiểm tra giảm.

Cải cách kiểm tra chuyên ngành giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 800 tỷ đồng/năm - Ảnh 2.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn). (Ảnh: Báo Đầu tư)

"Hàng hóa kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm chỉ phải kiểm tra một lần. Khi doanh nghiệp đã hoàn thành nhiệm công bố hợp chuẩn, hợp quy thì những lần nhập khẩu tiếp theo mà doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí hàng hóa giống hệt thì sẽ áp dụng phương thức sang kiểm tra giảm, thậm chí là miễn kiểm tra, tạo điều kiện cho doanh nghiệp rất là nhiều", bà Lê Nguyễn Việt Hà, Phó Trưởng phòng 1, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan, nhận định.

Việc quản lý hàng hóa nhập khẩu sẽ được thực hiện theo phương pháp quản lý rủi ro. Nếu phát hiện hàng hóa nào vi phạm thì việc kiểm tra hàng hóa đó sẽ thực hiện ở tất cả các cửa khẩu để ngăn chặn.

 

Đánh giá cao hiệu quả của dự thảo Nghị định, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu cho rằng, việc kiểm tra chuyên ngành chỉ còn một đầu mối và thủ tục kiểm tra giảm sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình thông quan, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để công bằng, ngoài việc căn cứ vào kết quả kiểm tra hàng hóa để thông quan, cũng cần căn cứ thêm vào sự tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp.

Dự kiến, cơ quan hải quan sẽ công bố trên cổng thông tin một cửa quốc gia danh mục các mặt hàng được áp dụng phương thức kiểm tra chặt, thông thường, kiểm tra giảm… từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng biết được hàng hóa mình nhập khẩu thuộc diện kiểm tra gì và thực hiện.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm