Tìm kiếm: BQL

(DNVN) - Dù nhiều lần nhận được đơn thư phản ánh, tố cáo của anh Đặng Huy Hải về việc kê khai khống hồ sơ GPMB mở rộng, nâng cấp đường 35 Sóc Sơn, nhưng các cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn tỏ ra “bình thản” đến lạ thường. Vừa qua, UBND xã Hồng Kỳ mới tiến hành lập biên bản xác nhận tại thực địa không có bức tường được kê khai khống theo như phương án đã được chi trả bồi thường, rút ruột ngân sách trên 40 triệu đồng.
(DNVN) - Dù cơ sở hạ tầng, vật chất chợ Đức Phổ (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) vừa được tu sửa năm 2013, đồng thời được UBND tỉnh đánh giá là vẫn đảm bảo, đang hoạt động tốt. Vậy nhưng UBND huyện Đức Phổ đã dùng nhiều biện pháp, quyết tâm “ép” hơn 400 tiểu thương phải di dời sang chợ Đức Phổ mới (do Cty Hà – Mỹ Á làm chủ đầu tư) khiến các tiểu thương điêu đứng.
(DNVN) - Quản lý, sử dụng đất thừa kế sau 25 năm không có tranh chấp, bỗng dưng anh Đặng Huy Hải “tá hỏa” khi biết thửa đất của mình đã bị tách làm đôi, mang tên mẹ và anh trai bị tâm thần. Không chỉ dừng lại ở đó, trong phương án đền bù GPMB để xây dựng tuyến đường 35 huyện Sóc Sơn, cán bộ GPMB đã cho nhà anh “mọc” thêm 1 bức tường.
(DNVN) - Được giao khảo sát, đề xuất và giám sát triển khai dự án chuyển đổi 200 héc ta rừng tự nhiên nghèo kiệt, sang rừng sản xuất trồng cao su, nhiều cán bộ BQL rừng Như Xuân và lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa được cho là đang nắm giữ hàng chục héc ta rừng tại dự án này, trong khi nhiều hộ dân không có rừng sản xuất, nếu muốn thì phải “mua chui” với giá vài chục cho tới hàng trăm triệu/ha.
(DNVN) - 200 héc ta rừng tự nhiên nghèo kiệt do BQL rừng phòng hộ Như Xuân quản lý được UBND tỉnh Thanh Hoá cho phép chuyển đổi thành rừng sản xuất để trồng cây cao su nhằm phát triển kinh tế địa phương thuộc xã Xuân Thái. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích này không được giao cho bất cứ hộ dân nào mà được chia cho cán bộ, nhân viên của BQL và một số lãnh đạo các cơ quan chức năng thuộc tỉnh Thanh Hoá.
(DNVN) - Thời gian vừa qua, nhiều hộ dân sống tại các toà nhà trong Khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) phản ánh về việc các công trình tại đây đang có dấu hiệu xuống cấp, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Nhiều người cũng tỏ ra lo ngại chất lượng công trình xây dựng không được đảm bảo.
(DNVN) - Mặc dù chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, song UBND huyện Tĩnh Gia đã tiến hành bán đấu giá và thu về hàng chục tỷ đồng, cũng như cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “chưa sạch” tại dự án Khu du lịch nghỉ mát biển Hải Hòa từ nhiều năm qua, khiến nhiều nhà đầu tư lao đao vì bị giữ tiền, “om” đất. Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra dự án, yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.
(DNVN) – Mới hoàn thiện và đưa vào sử dụng được hơn 02 năm, song dự án xử lý khẩn cấp sạt lở bờ kết hợp chỉnh trang đô thị tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đang bộc lộ dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Suốt chiều dài hơn 1 km của dự án, đâu đâu cũng thấy tình trạng bong tróc, vỡ vụn của lớp gạch ốp, lát, cỏ dại mọc um tùm.

End of content

Không có tin nào tiếp theo