Tìm kiếm: Bao-Tiêu
Mỗi năm, một ha đất trồng dưa chuột cho năng suất từ 500 đến 600 kg hạt khô. Theo nhẩm tính của ông Vũ Văn Bàn, ở thôn 6, xã Trường Xuân (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) với giá bán từ 900 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/kg thì mỗi năm 1 ha dưa chuột đã mang về nguồn thu cho gia đình hơn 500 triệu đồng.
Đó là hành trình lập nghiệp của Đoàn Quang Tùng (SN 1990, phường Yên Thanh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Cất đi tấm bằng đại học quản trị kinh doanh có được sau 4 năm học tập tại Đại học Raffles (Úc), Tùng về quê lập nghiệp từ những đồng vốn chắt chiu, dành dụm được để nuôi chim bồ câu Pháp.
Trong những năm gần đây, việc xây dựng các mô hình liên kết chuỗi đang được xem là hướng đi mới giúp nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Nhiều HTX đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng sơ chế theo quy trình khép kín từ đồng ruộng đến tận tay người tiêu dùng nên đã đáp ứng phần lớn nguồn nguyên liệu, nông sản đảm bảo cho người dân.
Bài học từ vụ việc 'giải cứu' chuối khiến ông Lý Minh Hùng (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) sớm nhận ra sự cần thiết xây dựng chuỗi liên kết nhằm giúp người trồng chuối sản xuất ổn định hơn.
Với diện tích 3.000m2, bình quân mỗi ngày, anh Nguyễn Văn Thanh, ngụ ấp Vĩnh Thuận (xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) thu hoạch từ 180 - 250kg rau thủy canh. Với giá bán từ 50.000 - 60.000 đồng/kg (tùy loại), bình quân mỗi ngày anh Thanh thu về cho gia đình 8 - 10 triệu đồng.
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Hà Nam đã công nhận 98 xã đạt chuẩn, đạt 100% số xã, vượt 49 xã so với mục tiêu đề ra. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ công nhận 4 huyện, thành phố đạt chuẩn NTM.
Với phương châm giúp nông dân khởi nghiệp, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã tranh thủ nhiều nguồn lực hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tiến đến nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao để phát triển nhanh kinh tế trang trại, gia trại.
Sự ra đời của tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ dừa trái xã Thạnh Trị (Bình Đại, Bến Tre) đang mở ra một hướng đi mới cho người trồng dừa, góp phần nâng cao giá trị, gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Về xã Văn Bán, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) hỏi nhà anh Nguyễn Công Nguyên, hội viên nông dân chi hội 7 thì ai cũng biết.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ từ chiến trường Campuchia, cựu chiến binh Phạm Văn Nhựt (xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) trở về quê hương gây dựng sự nghiệp với 3.000 m2 đất trồng lúa.
Là 1 trong 150 cán bộ quản lý HTX được Liên minh HTX Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tôn vinh 'Cán bộ quản lý HTX tiêu biểu toàn quốc' vào năm 2014, anh Hà Minh Triều (ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) đã giúp nhiều thành viên của HTX Nông nghiệp Phước Trung khởi nghiệp và làm giàu.
Để giúp nông dân trồng cây ăn trái đạt hiệu quả, ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ hỗ trợ cho nông dân về vốn, nguồn cây giống chất lượng cao... để phục vụ xuất khẩu.
Anh Vũ Văn Khánh, ấp Liên Hiệp 1, xã Xà Bang, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) đầu tư 3 tỷ đồng để trồng các loại nấm đắt tiền. Anh Khánh bán nấm với giá dao động tùy theo nhu cầu như nấm xích chi 600.000 đồng/kg; hồng chi 800.000 đồng/kg; nấm Hàn Quốc 1.000.000 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí, gia đình anh Khánh thu lãi gần 200 triệu đồng/vụ.
Do thị trường xuất khẩu gặp khó khăn nên mấy ngày nay, trái thanh long ở tỉnh Tiền Giang sụt giá, người trồng thanh long lao đao.
Nhờ bán cam trên Facebook, Lê Na có cơ hội kết nối với những người làm nông nghiệp sinh thái. Đặc biệt, doanh nghiệp của cô đã được Quỹ đầu tư mạo hiểm Việt Nam Silicon Valley rót vốn 20.000 USD để xây dựng làng du lịch cam sinh thái đầu tiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo