Tìm kiếm: Chính-quyền-điện-tử

DNVN - Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vừa được phê duyệt hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể.
DNVN – Theo Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến không chỉ tiết kiệm ngân sách Nhà nước mà còn tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, doanh nghiệp. Do đó cần tiếp tục cải tiến, đổi mới quy trình, thủ tục để nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm hướng đến nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiện đại, hiệu quả.
DNVN – Tỉnh Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ hình thành nền kinh tế số, tỷ trọng đóng góp vào GRDP toàn tỉnh chiếm từ 15% trở lên. Thực hiện thành công chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hình thành Chính quyền số các cấp; trở thành đô thị thông minh tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
DNVN – Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các sở, ban, ngành và các địa phương căn cứ kết quả công bố, triển khai các giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử và thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
DNVN – Bên cạnh Đà Lạt, Bảo Lộc là thành phố thứ 2 của tỉnh Lâm Đồng thực hiện Đề án xây dựng thành phố thông minh. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, sẽ góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội toàn diện và bền vững, nâng cao năng lực cạnh trạnh.
DNVN - Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, tăng hình thức họp trực tuyến; xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính qua mạng; cắt giảm tối đa những thủ tục không cần thiết để thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp…
DNVN - Bộ TT-TT vừa ban hành “Hướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử”. Theo Cục An toàn thông tin nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật cho nền tảng điện toán đám mây.
DNVN - Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị yêu cầu phải thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, đến năm 2030 phải có ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam”.

End of content

Không có tin nào tiếp theo