Tìm kiếm: DN-XK

Giá trị điều nguyên liệu nhập khẩu từ đầu năm đến nay đã tăng hơn 300%, trong khi kim ngạch xuất khẩu điều nhân lại sụt giảm. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành điều như “ngồi trên lửa” bởi giá nguyên liệu nhập biến động, giảm tỷ suất lợi nhuận và đối mặt nhiều rủi ro khó lường.
Xuất khẩu trực tuyến đang là phương thức hữu hiệu để các doanh nghiệp Việt mở lối vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm giảm thiểu rủi ro, đứt gẫy thị trường vì dịch COVID-19. Cơ hội là rất lớn, nhưng cạnh tranh trên môi trường này cũng rất khốc liệt, buộc các sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, thị hiếu của khách hàng toàn cầu.
Tiếp tục chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu, biết rõ nhà nhập khẩu đang cần gì, tăng năng lực thông tin và dự báo… nhằm không bị biến động với các yếu tố chủ quan lẫn khách quan, vẫn là điều cần làm trong lúc này để không phải tắt đầu ra, dẫn đến rớt giá thê thảm như một số loại rau củ quả đang gặp phải.
Việc nâng cao năng lực xuất khẩu (XK) cho quả xoài của Việt Nam đang được đặt ra nếu nhìn vào sức tăng trưởng tốt về mặt hàng trái cây này cũng như nhu cầu tiêu thụ lớn thế giới. Tương tự như vậy, để lấy lại vị thế cho XK trái cây sau giai đoạn khó khăn, việc nâng cao năng lực là rất cần thiết trong lúc này.
Với các doanh nghiệp lớn - vốn đã xuất khẩu hàng hóa sang những thị trường như EU, CPTPP... thì tận dụng cơ hội từ FTA nằm trong "lòng bàn tay". Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp dường như đang đứng ngoài "sân chơi" FTA do chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ thị trường khó tính.
Một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, thuỷ sản, rau quả... đang cho thấy khả năng phục hồi tốt dù Covid-19 còn âm ỉ. Điều quan trọng vẫn là khơi thông đầu ra, nhưng để trở lại mạnh mẽ hơn trong tương lai thì không ít việc cần được “thiết kế” thêm.
Bất chấp những khó khăn do dịch Covid-19 tái bùng phát đợt 3, hoạt động xuất khẩu sau Tết Tân Sửu vẫn cho thấy các tín hiệu lạc quan với tấp nập hàng hoá được xuất đi, giá cả khởi sắc, những đơn hàng mới, động thái xoá bỏ các rào cản, khai thác lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do….
Chính sách thương mại của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ như thế nào đang là đề tài thu hút các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Với thị trường Mỹ, hệ thống pháp luật phức tạp, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Việt nếu không tính chuyện “đường dài” pháp lý trong thời kỳ mới.
Nhìn lại năm 2020 với tác động của dịch Covid-19 như một “cửa ải” cho xuất khẩu rau quả nỗ lực vượt qua. Để ngành hàng này trở lại “đường băng” tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2021, việc tạo bước chuyển đến thị trường mới tiềm năng và có giá trị gia tăng cao là điều cần thiết nhằm tránh rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Hiện nay, việc thị trường Trung Quốc gia tăng kiểm soát thuỷ sản đông lạnh nhằm tránh lây lan dịch Covid-19 khiến nhiều lô hàng cá tra Việt xuất sang bị ách tắc tại cảng. Điều này đang khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu "tiến thoái lưỡng nan" trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

End of content

Không có tin nào tiếp theo