Tìm kiếm: DN-nước-ngoài

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, DN có vốn FDI tại Việt Nam là DN của Việt Nam và là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Việt Nam đã nhận thức cần phải đổi mới theo hướng minh bạch, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và có sự bảo hộ của Chính phủ Việt Nam với những nhà đầu tư làm ăn chính đáng, nghiêm túc.
“Năm 2014, Việt Nam cần có sự điều chỉnh về chính sách, không nên ưu đãi DN FDI nhiều hơn DN trong nước, bởi như thế tự mình đã tạo ra thế mất cạnh tranh. Đồng thời phải nghiên cứu kỹ từng dự án FDI, xem ảnh hưởng với cộng đồng trong nước là tiêu cực hay tích cực, sẽ giúp DN Việt Nam phát triển hay giống con tu hú đẩy hết các con chim ra khỏi ổ để độc quyền”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định.
Hàng loạt các thương vụ M&A trong lĩnh vực BĐS được thực hiện trong năm 2013 khiến thị trường này ngày càng trở nên hấp dẫn. Dự báo, xu hướng này tiếp tục sôi động trong thời gian tới khi có sự nhập cuộc của nhiều đối tác ngoại.
Đánh giá về dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) quy định DN không thanh toán được khoản nợ 200 triệu đồng sau 3 tháng thì bị coi là lâm vào tình trạng phá sản, ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đánh giá: “Không thể đưa ra con số áp đặt như vậy, quy định như dự thảo thì có tới 99% DN ở Việt Nam trong diện phá sản”.
Trong quý II-2013, giá cao su nguyên liệu đầu vào tiếp tục giảm 11% so với quý I và thấp hơn 18% so với cùng kỳ năm 2012 đã giúp lợi nhuận của các DN săm lốp đạt kết quả khả quan. Theo đó, cả ba DN săm lốp niêm yết trên sàn chứng khoán đều có mức lợi nhuận tăng trưởng khá cao.
Trong khi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) còn đang đàm phán thì nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mạnh tay rót vốn vào những lĩnh vực VN có lợi thế cạnh tranh nhằm đón đầu cơ hội. Ngược lại, hầu hết các doanh nghiệp trong nước vẫn rất mơ hồ về TPP.

End of content

Không có tin nào tiếp theo