Tìm kiếm: Giải-pháp-cấp-bách
DNVN - Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, các biện pháp cấp bách, có tính chất ngắn hạn “3 tại chỗ” như hiện nay không thể kéo dài được. Trong bối cảnh này nhà nước phải có phương án như thế nào cho thật hợp lý, phải làm sao có đủ vaccine để tiêm cho người lao động, giúp doanh nghiệp yên tâm chống dịch, phát triển sản xuất.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết đồng ý cho Chính phủ áp dụng 4 nội dung khác luật hiện hành trong nhóm giải pháp cấp bách phòng, chống COVID-19.
Trên cơ sở xem xét dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình với 4 nội dung mới khác quy định của pháp luật hiện hành.
DNVN - Ngày 31/7, ông Nguyễn Văn Hồng - P.Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã ký Công văn gửi các ngành hữu quan, chủ tịch các quận, huyện, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp… về việc sẽ tạm dừng họat động đối với các doanh nghiệp, nếu không đảm bảo điều kiện an toàn phòng chống dịch COVID – 19.
DNVN - Từ bài học ở Bắc Giang và Bắc Ninh, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân và các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất việc áp dụng mô hình “3 tại chỗ” nên tính toán thực hiện ở các địa phương mà tình hình dịch bệnh vẫn ở diện đã kiểm soát được.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi tất cả các tỉnh, thành phố, trong thời điểm này, nhường một phần vaccine để TP Hồ Chí Minh tiêm trước cho người dân nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng nhấn mạnh cần nhìn nhận vấn đề một cách thực chất, sát với tình hình thực tế, trên tin thần “bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo” để có nhận thức, cách tiếp cận, giải pháp mới trong phòng, chống dịch.
Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ đã rất tích cực, khẩn trương, làm việc không có ngày nghỉ để bảo đảm hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Quốc hội tán thành việc giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách để phòng, chống dịch COVID-19.
DNVN - Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 68 và Quyết định 23 nhằm hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp (DN) và người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được công luận rất hoan nghênh. Tuy vậy, thủ tục hỗ trợ DN vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất đang còn có những quy định gây khó, khiến hầu hết DN không thể tiếp cận chính sách.
“Tôi hy vọng rằng, chúng ta không chỉ dừng lại với 3 tấn vải thiều xuất khẩu bằng hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới, mà sẽ là con số lớn hơn rất nhiều. Nhiều loại trái cây nông sản, đặc sản từ nhà sản xuất Việt Nam sẽ đến tận tay người tiêu dùng quốc tế”.
Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất công nhận vaccine COVID-19 theo đúng quy trình, quy định bảo đảm kịp thời, an toàn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa chỉ đạo các bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, dự báo dịch bệnh sẽ lây lan nhanh trên diện rộng, UBND TX. Tân Uyên, UBND TP. Thuận An đã ban hành văn bản về việc thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm kịp thời, ngăn chặn, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Ngày 31/5, tại đầu cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn cấp cao Đối tác về Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) 2030 bằng hình thức trực tuyến, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Đại Hàn Dân Quốc Moon Jae In.
End of content
Không có tin nào tiếp theo