Tìm kiếm: Hiệp-hội-Rau-quả-Việt-Nam
Các ngành và địa phương vẫn đang tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong sản xuất, kinh doanh với quyết tâm không để đứt gãy chuỗi sản xuất và hỗ trợ nông dân thu hoạch, tiêu thụ nông sản.
DNVN - Việt Nam đang bắt đầu vào vụ nhãn. Song, việc tiêu thụ trong và ngoài nước đối với nhãn tươi và các sản phẩm chế biến chịu tác động lớn bởi đại dịch COVID-19, trong khi công tác bảo quản sản phẩm chưa đạt yêu cầu để có thể xuất khẩu được nhiều sang các nước ở xa. Do đó, cần đẩy mạnh việc bán cho thị trường truyền thống là Trung Quốc.
Xuất khẩu rau quả nửa đầu năm nay cho thấy sự phục hồi tăng trưởng rất tốt giữa đại dịch COVID-19 và đang dần “xoay trục” nhằm tận dụng những thị trường lớn trong các hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhưng song song đó, ngành rau quả cũng cần xoay sở tốt ở “trục" thị trường nhà.
Việc nâng cao năng lực xuất khẩu (XK) cho quả xoài của Việt Nam đang được đặt ra nếu nhìn vào sức tăng trưởng tốt về mặt hàng trái cây này cũng như nhu cầu tiêu thụ lớn thế giới. Tương tự như vậy, để lấy lại vị thế cho XK trái cây sau giai đoạn khó khăn, việc nâng cao năng lực là rất cần thiết trong lúc này.
Một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, thuỷ sản, rau quả... đang cho thấy khả năng phục hồi tốt dù Covid-19 còn âm ỉ. Điều quan trọng vẫn là khơi thông đầu ra, nhưng để trở lại mạnh mẽ hơn trong tương lai thì không ít việc cần được “thiết kế” thêm.
Năm nay, sản lượng cam, bưởi... tăng mạnh, trong khi dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sang Trung Quốc, vì vậy nhiều thương lái quay lại dựng chuỗi trái cây bán trong nước….
Thời điểm cuối năm được kỳ vọng sẽ là "cơ hội vàng" để ngành rau quả đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, bù đắp sự sụt giảm trong những tháng qua. Tuy nhiên, nhiều cảnh báo cho thấy, ngành rau quả cần thận trọng để tránh rơi vào cảnh ùn ứ tại cửa khẩu, bị trả về vì không đáp ứng được yêu cầu.
Doanh nhân Việt kiều vào Việt Nam đầu tư nông nghiệp và họ biết cách phát huy ngay hiệu quả của chế biến sâu các loại trái cây tươi để phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, việc chế biến sâu từ rau quả đến giờ vẫn chưa phải thế mạnh của khối nội, nên rất khó tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngành rau quả Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu vào tốp 5 cường quốc xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tất nhiên, đằng sau thành quả trên là cả một quá trình thay đổi từ xây dựng vùng nguyên liệu, phương thức sản xuất tới chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến.
Đang có điều kiện tốt nhất để đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng sự yếu kém về công nghệ chế biến đang khiến ngành hàng trái cây Việt Nam lép vế so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Thái Lan.
Những chùm nho mẫu đơn, hay nho rubi Nhật Bản có giá tới 11 triệu đồng, đó là minh chứng cho việc hãy tập trung vào chất lượng để từ đó nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế từ những sản phẩm đó, thay vì có thể bán 1kg nho bằng 10kg nho khác. Nông sản Việt, doanh nghiệp Việt muốn ra thế giới, ra “sân chơi lớn” EU buộc phải tự “nâng cấp” mình.
Các hiệp định thương mại tự do được xem là "cánh tay" nối dài đưa trái cây ngoại vào thị trường Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa ngành hàng trái cây trong nước buộc phải có chiến lược bài bản nếu muốn cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ ngoại.
Giữa bối cảnh nhập khẩu rau quả giảm đến 42%, nguồn nhập từ Mỹ lại tăng gần 44% và trở thành nguồn cung rau quả số 1 cho Việt Nam.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Thái Lan đang giữ mức tăng trưởng ấn tượng, từ đó mở rộng thị phần tại thị trường láng giềng này.
Ngày 20/5, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để tiến tới có hiệu lực cả với EU và Việt Nam. Với cú hích từ FTA thế hệ mới này, xuất khẩu nông sản được kỳ vọng rất nhiều nếu như tận dụng được các ưu đãi thuế quan và đáp ứng được các tiêu chuẩn cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo