Tìm kiếm: Hiệp-định-FTA

Trong bối cảnh hiện nay, các cấp, các ngành phải tập trung đổi mới sáng tạo và hiệu quả, coi doanh nghiệp (DN) và người dân là chủ thể của hội nhập quốc tế, hình thành thực sự văn hóa hội nhập. Một mặt phải hội nhập theo quy mô và tốc độ phù hợp năng lực và lợi ích của đất nước; mặt khác, không thể chờ đợi, để nhìn các thời cơ lần lượt trôi qua.
Phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc về hội nhập quốc tế, sáng 23/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập những không gian hợp tác kinh tế rộng lớn mở ra với những hiệp định thương mại tự do đã ký, những sự kiện tầm cỡ toàn cầu đã tổ chức như APEC 2017, WEF-ASEAN 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2….
DNVN - Việc tiến hành khảo sát và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường cần có đầu tư về kinh phí trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây chỉ là một trong nhiều khó khăn, rào cản mà các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang phải đối mặt trong việc xuất khẩu sang thị trường các nước CPTPP.
Kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2018 là rất tích cực nhưng chúng ta không nên quá lạc quan, phải luôn sẵn sàng tận dụng mọi cơ hội để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Đây là yêu cầu bắt buộc để chúng ta vượt qua 4 loại của nền kinh tế: Bẫy "chi phí lao động thấp”, “giá trị thấp”, “công nghệ thấp” và “nước thu nhập trung bình”.
Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019. Kết quả phân tích của một số nghiên cứu cho thấy, CPTPP xét về tổng thể là có lợi cho Việt Nam, với kỳ vọng mang lại động lực phát triển mới cho nhiều ngành kinh tế cũng như xuất khẩu.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, năm 2019, rau quả tươi và các sản phẩm chế biến từ rau quả tiếp tục là mặt hàng XK có nhiều nhiều triển vọng ở nhiều thị trường lớn.
Nhằm tận dụng cơ hội cũng như ứng phó với những thách thức mà Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại đối với lao động, việc làm, cần có sự chuẩn bị chu đáo về nhân lực, nhất là nâng cao năng suất lao động.
Việt Nam và Liên hiệp châu Âu (EU) vừa đạt được bước đột phá quan trọng tiến tới ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU (EVFTA) khi hai bên thống nhất việc tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi EVFTA thành một hiệp định riêng (gọi là Hiệp định Bảo hộ đầu tư – IPA); thống nhất toàn bộ quá trình rà soát pháp lý EVFTA; thống nhất toàn bộ các nội dung của IPA được tách ra từ EVFTA trước đây.

End of content

Không có tin nào tiếp theo