Tìm kiếm: Lễ-vật
Tết mừng tiếng sấm còn gọi là Tết Chăm Phtrong, một nghi lễ nông nghiệp quan trọng bậc nhất của đồng bào Ơ Đu để mừng tiếng sấm đầu tiên trong năm mới.
Trong làng có người “chết xấu” (tự tử), 16 hộ dân người Cơ tu ở thôn Bút Tưa, xã sông Kôn, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã đập bỏ nhà cửa, bỏ làng ra đi. Đằng sau đó còn có những câu chuyện kể nghe đến rợn người.
i cư lên Tây Nguyên đã gần nửa thế kỷ nhưng đồng bào Vân Kiều (quê gốc Quảng Bình, Quảng Trị) vẫn giữ được nhiều phong tục truyền thống độc đáo của dân tộc mình. Đặc biệt là tục cưới ba lần và thờ linh hồn người sống.
Trong phong tục của người Mạ, các cặp đôi khi tìm hiểu nhau nếu “ưng cái bụng” họ sẽ được ngủ chung thoải mái.
Trước hôn nhân, trai gái có thể thoải mái ngủ với nhau để chọn bạn tình trăm năm mà không bị ngăn cấm.
Với đồng bào dân tộc Cor ở Trà My (Quảng Nam), cưới xin là việc quan trọng của gia đình, họ hàng nhưng cũng là ngày vui chung của cộng đồng làng. Lễ đạp nhà là một nét đẹp độc đáo trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Cor nơi đây.
Đối với đồng bào dân tộc Bố Y, phong tục cưới hỏi với những nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình luôn được coi trọng và giữ gìn cho đến ngày nay.
Với đặc thù riêng về phong tục tập quán, lối sống, ngày nay người Phù Lá vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là tục ăn tết "Khùi xì mờ" hay gọi là Tết mừng năm mới.
Theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đồng bào Tà Ôi - Pa Cô cho rằng các đấng thần linh (Yang) đều ngự trị trên tất cả những mảnh nương, con suối. Họ luôn tin tưởng vào sự bảo vệ chở che của các Yang với buôn làng của mình.
Từ xa xưa, Tết Thanh Minh (lễ tảo mộ) đã là ngày quan trọng trong đời sống đồng bào Dao đỏ ở Yên Bái. Đây không chỉ là dịp dể con cháu báo hiếu công ơn sinh thành, mà còn để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Theo phong tục truyền thống, lễ cưới của người Dao diễn ra trong ba ngày hai đêm tại nhà trai và nhà gái. Điều đặc biệt trong đám cưới của người Dao Khâu ở Sìn Hồ, Lai Châu, là buổi tối trước ngày đón dâu.
Người Mông ở Hà Giang có nhiều phong tục tập quán có giá trị về văn hoá, giáo dục đạo đức lối sống đạo lý dân tộc. Các giá trị văn hoá được thể hiện trong dân ca, dân vũ, trang phục, tập tục ma chay, cưới xin, nghi lễ, nghi thức thờ cúng tổ tiên, thần linh, ở các lễ, hội của thôn bản trong năm, trong đó tang ma là một nghi lễ thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự tri ân giữa người sống với người đã mất.
Lễ cưới của trai gái dân tộc Lự thường diễn ra khi tiết trời đang độ xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa mạ, hoa pon... đua nở.
Cứ vào ngày 15, 7 hoặc 19 tháng Ba Âm lịch, bước vào mùa khô hạn, cây cối thiếu nước, không có nước tưới tiêu cho lúa, người Lô Lô ở Mèo Vạc, Hà Giang lại tổ chức lễ cầu mưa.
Vào nhà mới là một trong những lễ thức quan trọng nhất trong hệ thống tín ngưỡng liên quan đến ngôi nhà của người Pu Péo ở Hà Giang.
End of content
Không có tin nào tiếp theo