Tìm kiếm: Luật-Phòng-chống-tham-nhũng

Tham nhũng hoặc lạm dụng vị trí công việc để làm giàu bất chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và người dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh các chế tài của luật pháp, cần phải có những đãi ngộ xứng đáng cho những người giữ vị trí quan trọng trong xã hội... Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội Lê Như Tiến sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.
“Nếu giải quyết tốt vai trò của NHTW thì mọi vấn đề khác sẽ thông suốt. Còn nếu nền kinh tế thiếu tiền, để “ruộng khô, lúa cháy” như mấy năm nay thì tất cả chỉ là ảo tưởng thôi. DN khó khăn thì làm sao nền kinh tế có thể phát triển và cạnh tranh với nước ngoài được” – chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định.
Hơn 60% doanh nghiệp (DN) cho biết công việc được giải quyết sau khi trả các chi phí không chính thức. Tình trạng hối lộ và nhận hối lộ của DN và các cơ quan công quyền đang ở mức độ nghiêm trọng. Đó là một phần kết quả được VCCI thu thập và công bố mới đây thông qua việc tập hợp ý kiến các DN tại 63 tỉnh, thành phố.
“Về minh bạch tài sản chúng ta có kê khai mà không công khai. Bảng kê khai tài sản thường được cất rất ngăn nắp, kín đáo, cẩn mật trong tủ hồ sơ của các cơ quan quản lý cán bộ mà không công khai niêm yết ở các cơ quan, nơi người công tác thường trú hoặc nơi công tác. Có cán bộ cấp phòng ở một thành phố sau hơn 1 năm tài sản tăng thêm lên đến hàng chục tỷ đồng, có cậu bé mới lớn đã tích lũy được cả biệt thự sang trọng, ô tô đắt tiền và vài lô đất trong phố”.
Chống tiêu cực là một việc không phải ai cũng đủ dũng cảm để chấp nhận “mang vạ vào thân”. Những người anh hùng thầm lặng này dù chiến thắng, họ phải trả giá rất lớn, không chỉ chấp nhận sự thiệt thòi, mà tính mạng nhiều khi còn bị đe dọa. Tuy nhiên, việc vinh danh họ vẫn còn khiêm tốn, nếu không muốn nói là quá hiếm hoi.

End of content

Không có tin nào tiếp theo