Tìm kiếm: Mô-Hình-Chăn-Nuôi
Hộ anh Bùi Đức Xuất, ở thôn Thành Lập, xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) là gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương nhờ mô hình nuôi gà siêu trứng cho thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm.
Nuôi 1.000 gà ri thịt, bán hết sẽ có lãi 15-20 triệu đồng, vào những năm gà đắt, lợi nhuận có thể đạt 40-50 triệu đồng.
Tính đến đầu 2019, toàn tỉnh Sóc Trăng đã phát triển gần 9.500 con bò sữa , tập trung nhiều ở 4 địa phương Châu Thành, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Mỹ Tú.
Giá trị của việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để phát triển kinh doanh trong ngành hàng nông sản của HTX có thể thấy rõ ở hai thương hiệu sản phẩm 'Gà ta Gò Công' và 'Bưởi da xanh Bến Tre'.
Ông Phạm Ngọc Thành (68 tuổi) được người dân của thôn Hòa Thạch, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nhắc đến như một người con ưu tú của vùng quê nơi đây. Nhờ 'dám nghĩ - dám làm', ông Phạm Ngọc Thành đã xây dựng cho mình cơ ngơi bạc tỷ và góp công giúp vùng đất Đại Quang ngày càng thay da, đổi thịt.
Tỉnh Tiền Giang đang khuyến khích hộ dân phát triển nuôi dê tại những địa bàn khó khăn như: vùng duyên hải Gò Công, vùng ngập lũ, vùng Đồng Tháp Mười và các cù lao nhiễm mặn hạ lưu sông Tiền... Cách làm này giúp nông dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, nâng khả năng thích ứng biến đổi khí hậu.
Tu Mơ Rông được biết đến là huyện nghèo nhất của tỉnh Kon Tum vì nằm biệt lập trong rừng núi. Tuy nhiên, những năm gần đây, bằng sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua chương trình giảm nghèo 30a và sự nỗ lực của chính quyền , nhân dân, đời sống người dân Tu Mơ Rông đang từng ngày 'thay da đổi thịt', góp phần làm giàu cho núi rừng Ngọc Linh.
Từ khi HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú Khang (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk) ra đời, một số nông dân trong vùng cũng mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm và liên kết bán kén cho HTX, dần hình thành chuỗi sản xuất - tiêu thụ chặt chẽ trong nghề trồng dâu nuôi tằm ở Ea Kiết.
Học ngành y, nhưng chàng trai trẻ dân tộc Tày Trần Thế Ân (sinh 1991) lại về quê thôn Lúp, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (Hà Giang) để làm giàu bằng nghề chăn nuôi lợn, gà, cá. Đặc biệt, hiện Trần Thế Ân đang nuôi loài cá đặc sản của miền núi-cá bỗng. Đây là loài cá đặc sản hiếm có và có tuổi thọ tới 50 năm.
Với quy trình chăm sóc khác biệt, anh Phạm Văn Sáu ở xã Đắk Ha (Đắk G'long, Đắk Nông) đã xây dựng được thương hiệu riêng, trở thành địa chỉ cung cấp thịt heo rừng quen thuộc của nhiều khách hàng.
Tỉnh Nghệ An đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển hiệu quả nghề chăn nuôi bò ở các huyện miền núi. Đây được coi là một trong những việc làm nhằm khai thác tốt tiềm năng tại các huyện miền núi, giúp các hộ dân tăng thu nhập, cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia súc ở miền núi.
Tận dụng nguồn nước trên sông, anh Nguyễn Văn Tùng (ngụ ấp Trung Châu, xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang) đã phát triển mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè. Mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cuộc sống gia đình anh ngày càng khấm khá hơn, có điều kiện đóng góp công sức để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương.
Đến thăm mô hình kinh tế của chị Trần Thị Trang, ở Bản 5, xã Điện Quan (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), chúng tôi rất ngỡ ngàng trước quy mô trang trại chăn nuôi tổng hợp rộng gần 1 ha của gia đình. Năm 2018, gia đình chị xuất ra thị trường hơn 6.000 con gà Minh Dư, xuất từ 4 đến 5 lứa lợn thịt với số lượng hơn 100 con.
Phát huy tinh thần khởi nghiệp của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hòa Bình, nhiều phụ nữ trẻ ở các địa phương đã tận dụng các nguồn lực xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội.
Chăn nuôi sạch không chỉ mang lại môi trường sạch, bền vững, mà còn là nền tảng để vật nuôi khỏe mạnh, miễn nhiễm dịch bệnh, chất lượng vượt trội. Đây cũng là lý do HTX Sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Chiêu Viên (Tây Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng) gặt hái được những trái ngọt từ chăn nuôi vịt đẻ theo quy mô lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo