Tìm kiếm: Mô-Hình-Chăn-Nuôi
Sau cơ bão dịch tả lợn gây thiệt hại không nhỏ, nhiều hộ sản xuất trên địa bàn xã Lâm Xuyên (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã chuyển hướng sang mô hình chăn nuôi đại gia súc, mang lại lợi ích toàn diện về kinh tế, môi trường.
Với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, những năm gần đây, thôn Ma Lỳ Sán (xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, chú trọng khoa học – kỹ thuật, nhằm nâng cao giá trị sản xuất.
Chăn nuôi trâu là nghề truyền thống, thế mạnh của nhiều địa phương trong tỉnh Tuyên Quang. Phát huy thế mạnh đó, trong những năm gần đây, các HTX, tổ hợp tác (THT), doanh nghiệp đã tham gia trực tiếp vào việc phát triển chăn nuôi này, dần hình thành các chuỗi liên kết bền vững, góp phần giảm nghèo cho người dân nơi đây.
Phát huy lợi thế địa hình của thôn, xã miền núi, và kinh nghiệm nuôi thả gà đồi lâu năm của người dân tộc thiểu số (DTTS), từ năm 2017, 12 hộ dân xã Tà Lèng (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) đã thành lập HTX Nông nghiệp dịch vụ và Du Lịch Tà Lèng. HTX được đánh giá là là mô hình HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, giúp đồng bào DTTS thoát nghèo.
Vịt bầu Lâm Thượng là giống vịt bản địa của xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên (Yên Bái).
Áp dụng nghiêm túc phương pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, trại lợn của ông Lê Mạnh Quý (Lào Cai) thu về nguồn lợi lên đến cả trăm triệu mỗi ngày.
Trong năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng huyện Tuần Giáo (Điện Biên) luôn cố gắng phát triển kinh tế, chú trọng bảo vệ môi trường. Đây cũng là hướng đi giúp huyện đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
Với gần 400.000 con bò, tỉnh Gia Lai là địa phương có số lượng bò đứng thứ hai của cả nước (sau Nghệ An), chiếm 49,9% của khu vực Tây Nguyên.
Biến những cánh đồng chiêm trũng thành các vựa nuôi trồng thủy sản tập trung, mỗi năm HTX nuôi trồng kinh doanh thủy sản cây con đặc sản Kim Tiến (xã Kim Tân, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) sản xuất, cung ứng ra thị trường hơn 200 tấn thủy sản các loại, doanh thu hàng chục tỷ đồng.
26 tuổi, anh Nguyễn Thái Phong, ở ấp Sơn Hà, xã Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) đã làm chủ trang trại nuôi ruồi lính đen, gà thả vườn, gà tre cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng/năm.
Sở hữu diện tích đất nông, lâm nghiệp rộng hơn 19.000ha, với trên 70% là đất đồi gò, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đang phát huy tốt lợi thế, tạo bứt phá trong các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế và an toàn lao động (ATLĐ) cho người dân.
Từ trước tới nay, ở các huyện vùng cao, người dân thi thoảng kiếm được bữa cá sông suối nhưng số lượng hạn chế do bị đánh bắt kiểu tận diệt. Cá chuyển từ miền xuôi lên thì giá bị đẩy lên cao 3 tới 4 lần.
Trồng bèo nuôi cá sặc rằn, ốc bưu đen kết hợp làm khí biogas. Mô hình chăn nuôi khép kín của ông Lê Thanh Hoàng ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ với chi phí đầu từ thấp mang lại thu nhập khoảng 35 triệu đồng/sào.
Tương truyền, gần như trong thời gian đóng đô tại thành Tân Sở, món gà Cùa luôn có mặt trong các thức ăn hàng ngày của vua Hàm Nghi và các quan.
Bước chuyển từ mô hình chăn thả tự nhiên sang chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung đang tạo bước ngoặt lớn, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân xã Dồm Cang (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), đồng thời, tạo cú hích trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo