Tìm kiếm: Người-Xinh-Mun
Người Tày ở Bắc Kạn có nghề dệt thủ công truyền thống lâu đời, được lưu truyền từ đời này qua đời khác và tồn tại cho đến ngày nay. Nghề dệt thủ công truyền thống có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như đời sống văn hóa, nó tồn tại cùng với quá trình phát triển của tộc người Tày và các dân tộc thiểu số khác sinh sống tại địa phương. Tuy nhiên nghề dệt cũng dần mai một do sự tiện lợi của những đồ may sẵn và những người biết dệt cũng đã cao tuổi, trong khi lớp trẻ không mấy mặn mà với nghề...
Với đồng bào dân tộc Cor ở Trà My (Quảng Nam), cưới xin là việc quan trọng của gia đình, họ hàng nhưng cũng là ngày vui chung của cộng đồng làng. Lễ đạp nhà là một nét đẹp độc đáo trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Cor nơi đây.
Đối với đồng bào dân tộc Bố Y, phong tục cưới hỏi với những nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình luôn được coi trọng và giữ gìn cho đến ngày nay.
Từ xa xưa, Tết Thanh Minh (lễ tảo mộ) đã là ngày quan trọng trong đời sống đồng bào Dao đỏ ở Yên Bái. Đây không chỉ là dịp dể con cháu báo hiếu công ơn sinh thành, mà còn để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Theo phong tục truyền thống, lễ cưới của người Dao diễn ra trong ba ngày hai đêm tại nhà trai và nhà gái. Điều đặc biệt trong đám cưới của người Dao Khâu ở Sìn Hồ, Lai Châu, là buổi tối trước ngày đón dâu.
Cũng giống như đồng bào Dao đỏ ở nhiều địa phương, đồng bào Dao ở xã Suối Quyền huyện Văn Chấn (Yên Bái) có nhiều lễ nghi quan trọng như lễ Lập tịch, Tết thanh minh; Tết nhảy (là một nghi lễ tạ ơn tổ tiên, Bàn vương). Trong những lễ nghi này đồng bào Dao ở Suối Quyền không thể thiếu điệu múa Chuông. Đây là điệu múa nằm trong khuôn múa thiêng vì có sự xuất hiện của ông Mo và chỉ những người đàn ông mới được múa.
Dân tộc Nùng Dín sống rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, dân tộc này sống chủ yếu ở huyện Mường Khương và một số huyện như: Si Ma Cai, Bắc Hà. Họ có những bản sắc văn hóa riêng nhưng nổi bật là bộ trang phục của chị em phụ nữ.
Lễ cưới của trai gái dân tộc Lự thường diễn ra khi tiết trời đang độ xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa mạ, hoa pon... đua nở.
Cứ vào ngày 15, 7 hoặc 19 tháng Ba Âm lịch, bước vào mùa khô hạn, cây cối thiếu nước, không có nước tưới tiêu cho lúa, người Lô Lô ở Mèo Vạc, Hà Giang lại tổ chức lễ cầu mưa.
Vào nhà mới là một trong những lễ thức quan trọng nhất trong hệ thống tín ngưỡng liên quan đến ngôi nhà của người Pu Péo ở Hà Giang.
Cây nêu (gơơch) hay còn gọi là cột lễ không chỉ là một nghi cụ trong lễ cúng thần có đâm trâu mà còn là một công trình điêu khắc độc đáo, thể hiện sinh động các sinh hoạt đời sống cùng thế giới tinh thần, tâm linh phong phú của đồng bào Cor. Những đường chạm, khắc, tô màu tạo thành các dải hoa văn, hình vẽ đa dạng trên cây nêu thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc trong nghệ thuật trang trí của một tộc người vốn có trình độ thẩm mỹ rất cao.
Người Tơ Đrăh – dân tộc Xơ Đăng hiện đang sinh sống trên địa bàn các huyện Kon Rẫy, Đăk Hà (Kon Tum). Địa bàn cư trú tộc người Tơ Đrăh sinh sống xung quanh các ngọn đồi, nơi có những quặng sắt với hàm lượng sắt cao, thường ở dạng cục (tiếng tộc người Tơ Đrăh gọi là Hmao Ktô) và dạng cát (Hmao Jiang).
Tết Nguyên đán của đồng bào Hà Nhì diễn ra chừng 1 tuần lễ. Suốt 1 tuần đó, ngày cũng như đêm, khắp trong bản ngoài mường đâu đâu cũng tưng bừng, nhộn nhịp.
Khi những cánh hoa đào hé nở báo hiệu một mùa Xuân mới đang về, cũng là lúc đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền.
Acha aza là lễ hội văn hoá cổ truyền mang đậm nét đặc trưng của dân tộc Ta Ôi nói riêng và của các dân tộc bản địa ở Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo