Tìm kiếm: Nợ-thuế

Chính phủ vừa ra Nghị quyết 13 về nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường. Rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn về cách thức vận hành và điều phối, cũng như hiệu quả của gói giải pháp này. Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời đã giải đáp nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này.
Việc Bộ Tài chính dùng gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là giãn thuế, hoãn thu phí. Với thực trạng khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, gói hỗ trợ trên có gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp?
Sống không nổi nhưng nhiều doanh nghiệp muốn chết cũng không dễ.Dù doanh nghiệp năn nỉ, thúc giục cơ quan thuế quyết toán để khóa mã số, làm thủ tục giải thể… nhưng cục, chi cục thuế nhiều nơi hầu như không hề quan tâm, để cho doanh nghiệp sống lay lắt, không thể khai tử.
Phá sản, giải thể doanh nghiệp là việc bình thường của nền kinh tế thị trường. Nhưng khi phá sản thành phổ biến hoặc đang ở mức độ tăng nhanh đột biến thì chúng ta phải xem xét lại. Trong đó, đặc biệt là xem xét yếu tố về môi trường chính sách, cách điều hành, những vấn đề chỉ đạo và ý thức chấp hành, thực hiện chính sách...
Theo ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - thứ trưởng Bộ Tài chính, do khó khăn, vừa qua đã có nhiều doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước. Ước tính tổng số tiền doanh nghiệp nợ thuế chiếm 5% số thu, khoảng 30.000 tỉ đồng mỗi năm.
Trong đợt “đại dịch” giải thể doanh nghiệp này, từ doanh nghiệp “còi cọc” đến doanh nghiệp khỏe mạnh, cung cấp việc làm cho hàng trăm, hàng ngàn công nhân cũng bị giải thể hoặc ngấp nghé giải thể. Nguyên nhân lớn nhất là ngân hàng buông tay

End of content

Không có tin nào tiếp theo